C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 404

chúng tôi đã nói đến là "Núi thánh" của Man-se-xtơ, giáo sĩ Xtê-phen ấy lại nói rằng:

"Các bạn, phong trào Hiến chương không phải là một vấn đề chính trị nhằm dành quyền bầu cử cho các bạn v.v..; phong

trào Hiến chương là vấn đề bát đĩa; hiến chương tức là ở tốt, ăn ngon, lương cao, ngày lao động ngắn".

Vì vậy phong trào chống đạo luật mới về người nghèo và đòi dự luật mười giờ đã có liên

hệ hết sức mật thiết với phong trào Hiến chương. Trong mọi cuộc mít-tinh thời ấy đều có mặt
người thuộc đảng To-ri là Ô-xtơ-lơ và ngoài đơn thỉnh nguyện của quốc dân đòi thực hiện
Hiến chương nhân dân đã được thông qua ở Bớc-minh-hêm ra, còn có hàng trăm đơn thỉnh
nguyện về việc cải thiện tình cảnh xã hội của công nhân. Năm 1839, sự cổ động vẫn tiếp tục
sôi nổi và đến cuối năm ấy, khi phong trào bắt đầu dịu xuống một ít thì Bát-xi, Tay-lo và
Phrô-xtơ vội vàng tổ chức một cuộc khởi nghĩa trong cùng một lúc ở Bắc Anh, ở Y-oóc-sia
và ở Oen-xơ. Vì kế hoạch của Phrô-xtơ bị kẻ phản bội cáo giác, ông ta buộc phải phát động
khởi nghĩa quá sớm cho nên đã thất bại. Những người tổ chức khởi nghĩa ở miền Bắc biết
được tin về ý đồ của Phrô-xtơ bị thất bại đã kịp thời rút lui. Hai tháng sau, tháng Giêng 1840,
ở Y-oóc-sia đã nổ ra mấy cuộc gọi là bạo động cảnh sát (spy-outbreks)

114

- ví dụ ở Sép-phin-

đơ và Brát-phoóc, - rồi sau đó phong trào dần dần lắng xuống. Trong khi đó giai

cấp tư sản lại tập trung lực lượng xoay sang mưu tìm những dự án thực tế hơn, có lợi hơn cho
họ, đó là việc phế bỏ các đạo luật ngũ cốc. Ở Man-se-xtơ đã thành lập hiệp hội chống các đạo
luật ngũ cốc, hiệp hội ấy ra đời đã làm suy yếu sự liên kết giữa giai cấp tư sản cấp tiến và giai
cấp vô sản. Công nhân hiểu rõ rất nhanh rằng bãi bỏ đạo luật ngũ cốc có lợi rất ít cho họ
chắc chắn là có lợi rất lớn cho giai cấp tư sản, cho nên dự án đó của giai cấp tư sản không
được họ ủng hộ. Thế rồi cuộc khủng hoảng năm 1842 nổ ra. Công tác cổ động lại sôi nổi lên
như năm 1839. Nhưng lần này giai cấp tư sản công nghiệp giàu có cũng tham gia, vì họ bị
thiệt hại rất lớn trong cuộc khủng hoảng này. Hiệp hội do các chủ xưởng ở Man-se-xtơ tổ
chức, nay gọi là Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc đã mang tính chất chiến đấu và cấp tiến
rất cao. Báo chí và những người cổ động của họ bắt đầu dùng ngôn ngữ cách mạng công
khai; một trong những nguyên nhân của tình hình ấy là từ năm 1841 Đảng bảo thủ nắm được
chính quyền. Cũng như phái Hiến chương trước kia, bây giờ Đồng minh cũng bắt đầu công
khai kêu gọi khởi nghĩa, còn những công nhân chịu đau khổ nhất trong cuộc khủng hoảng
cũng không ngồi yên, cái đơn thỉnh nguyện năm ấy có 3 triệu rưởi người ký tên chứng tỏ
điều đó. Tóm lại, nếu hai đảng cấp tiến ấy trước kia có hơi xa nhau thì bây giờ lại liên minh
với nhau. Ngày 15 tháng Hai 1842, trong hội nghị liên tịch tổ chức ở Man-se-xtơ, Đảng tự do
và phái Hiến chương thảo một lá đơn thỉnh nguyện yêu cầu huỷ bỏ các đạo luật ngũ cốc và
thực hành Hiến chương; ngày hôm sau hai đảng đều thông qua đơn thỉnh nguyện ấy. Mùa
xuân và mùa hè trôi qua trong cảnh cổ động náo nhiệt và tình hình nghèo khổ ngày càng
nghiêm trọng. Giai cấp tư sản quyết tâm lợi dụng khủng hoảng, sự nghèo khổ do khủng
hoảng gây ra và tình hình náo động phổ biến để nhằm đạt mục đích phế bỏ các đạo luật ngũ
cốc. Vì lần này những người thuộc đảng To-ri nắm chính quyền nên giai cấp tư sản cơ hồ vứt
bỏ cái lòng yêu quý pháp luật của họ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.