quy định một cách tích cực theo ý chí của mình, và do một bộ phận người khác tiếp thu một
cách tiêu cực, vẫn là trụ cột vững chắc nhất cho địa vị xã hội của nó. Người tư sản Anh thấy
bản thân mình được thể hiện trong pháp luật cũng như trong thượng đế, cho nên đối với nó
pháp luật là thần thánh, cho nên đối với nó cái dùi cui của cảnh sát, thực chất là dùi cui của
nó, có sức xoa dịu lạ thường. Nhưng đối với người công nhân thì đương nhiên không phải
thế. Công nhân biết rất rõ và đã thể nghiệm nhiều lần rằng pháp luật đối với anh ta chỉ là cái
roi do giai cấp tư sản làm ra, cho nên chỉ khi nào anh ta bị bắt buộc mới gọi đến pháp luật.
Thật đáng buồn cười là có người cho rằng công nhân Anh sợ cảnh sát, khi mà mỗi tuần ở
Man-se-xtơ đều xảy ra chuyện cảnh sát bị đánh, thậm chí năm ngoái họ còn định tấn công
vào một đồn cảnh sát có cửa sắt và cửa chớp dày bảo vệ. Trong cuộc bãi công năm 1842 sở
dĩ cảnh sát có uy lực, như đã nói ở trên kia, chẳng qua chỉ vì chính bản thân công nhân do dự.
Bởi vì công nhân không tôn trọng pháp luật, mà chỉ khi nào không đủ sức thay đổi pháp
luật thì mới khuất phục, cho nên rất tự nhiên là ít ra họ cũng muốn đưa ra kiến nghị sửa đổi
pháp luật, và họ ra sức lấy pháp luật vô sản thay cho pháp luật tư sản. Pháp luật do giai cấp
vô sản đề ra như thế là Hiến chương nhân dân (People's Charter), về hình thức, văn kiện ấy
có tính chất thuần tuý chính trị và đòi cải tổ hạ nghị viện theo nguyên tắc dân chủ. Phong
trào Hiến chương là sự biểu hiện tập trung của sự chống đối giai cấp tư sản. Trong hoạt động
của các công liên và trong bãi công, sự phản kháng ấy vẫn luôn luôn còn phân tán; vẫn là
những công nhân cá biệt hoặc những bộ phận công nhân đấu tranh với những người tư sản cá
biệt. Dù cho cuộc đấu tranh có lúc mang tính chất phổ biến, thì phần nhiều cũng không phải
do công nhân tự giác; khi công nhân tự giác làm như vậy thì cơ sở của thứ tự giác ấy là
phong trào Hiến chương. Trong phong trào Hiến chương toàn bộ giai cấp công nhân đứng
dậy chống giai
cấp tư sản, tiến công trước hết vào chính quyền của giai cấp tư sản, tiến công vào bức tường
pháp luật mà giai cấp tư sản dùng để bảo hộ mình. Phong trào Hiến chương xuất phát từ
Đảng dân chủ, đảng này phát triển từ những năm 80 của thế kỷ XVIII, đồng thời với giai cấp
vô sản và ở trong giai cấp vô sản, lớn mạnh lên trong thời kỳ Cách mạng Pháp và sau khi ký
kết hoà ước thì thành Đảng "cấp tiến". Bấy giờ trung tâm chủ yếu của nó là Bớc-minh-hêm
và Man-se-xtơ, còn trước kia là Luân Đôn. Đảng ấy do sự liên minh với phái tư sản tự do chủ
nghĩa đã buộc bọn đầu sỏ trong nghị viện cũ thông qua dự luật cải cách và từ đó nó đã càng
ngày càng được củng cố trở thành chính đảng của công nhân đối lập với giai cấp tư sản. Năm
1835 một uỷ ban của Tổng hội liên hiệp công nhân (Working Men's Association) ở Luân Đôn
do Uy-li-am Lô-vét đứng đầu đã thảo ra Hiến chương nhân dân gồm "sáu điểm" sau đây: 1)
quyền phổ thông đầu phiếu cho mọi người đàn ông đến tuổi thành niên có tinh thần lành
mạnh và không phạm tội; 2) nghị viện mỗi năm bầu lại một lần; 3) nghị sĩ có phụ cấp để cho
người không có tài sản cũng có thể làm đại biểu được; 4) bỏ phiếu kín để ngăn ngừa sự mua