cho sự phát triển của nông nghiệp và thương nghiệp, nhưng vì mỗi người thuê ruộng đất đều
phải tính khoản thuế ấy vào khoản chi phí cố định, cho nên rốt cuộc những khoản thuế ấy lại
đổ vào đầu địa chủ. Ngoài ra ở đây các tá điền đều hết sức căm giận đạo luật mới về người
nghèo vì bản thân họ luôn luôn bị đe doạ rơi vào sự chi phối của nó. Tháng Hai 1843, lòng
bất bình chất chứa từ lâu của nông dân Oen-xơ đã nổ ra trong "cuộc nổi loạn Rê-bếch-ca" nổi
tiếng. Đàn ông cải trang làm phụ nữ, bôi nhọ mặt, họp thành những toán vũ trang đông đảo
xông vào những cửa lớn thay thế các hàng rào chắn đường của các đồn biên phòng ở nước
Anh; họ đập phá những cửa lớn ấy trong tiếng hô vang dậy và tiếng súng, phá cả những trạm
thu thuế thông hành, viết thư
đe doạ ký tên thần bí "Rê-bếch-ca", và thậm chí có một lần đã tấn công vào nhà tế bần Các-
mắc-ten. Về sau, khi quân đội được điều đến và lực lượng cảnh sát được tăng cường thì nông
dân lại đánh lạc hướng chúng một cách hết sức khôn khéo, họ phá cửa ở nơi này thì quân đội
lại tiến về hướng khác theo tiếng tù và vang dậy khắp các ngọn đồi xung quanh. Cuối cùng,
khi quân đội được tăng cường quá đông thì nông dân liền bắt đầu phóng hoả và có khi mưu
sát từng người riêng lẻ. Cũng như mọi khi, những hành động phạm pháp tương đối lớn ấy
đánh dấu sự chấm dứt của phong trào. Một số người vì không đồng ý với lối đấu tranh ấy,
một số người khác vì sợ hãi đã rút khỏi phong trào, tình hình tự nhiên lại yên tĩnh. Chính phủ
cử một uỷ ban đến điều tra sự kiện này và nguyên nhân xảy ra, và sự việc kết thúc như vậy.
Nhưng nông dân vẫn chưa hết nghèo khổ, vì trong quan hệ xã hội hiện tại, sự nghèo khổ chỉ
có thể tăng thêm chứ không giảm bớt, nên thế nào cũng có ngày nó sẽ dẫn đến những biến
động nghiêm trọng hơn cuộc hoá trang Rê-bếch-ca khôi hài kia.
Nếu ở Anh chúng ta đã thấy kết quả của chế độ kinh doanh lớn, còn ở Oen-xơ chúng ta
thấy kết quả của chế độ lĩnh canh nhỏ, thì ở Ai-rơ-len lại là hậu quả của chế độ chia nhỏ
ruộng đất. Tuyệt đại đa số cư dân Ai-rơ-len là tá điền nhỏ, họ thuê một túp lều tồi tàn bằng
đất sét trộn rơm, chỉ có một phòng và một mảnh đất trồng khoai tây, mảnh đất ấy chỉ đủ bảo
đảm cho họ có được thức ăn cần thiết để sống qua mùa đông. Do sự cạnh tranh kịch liệt giữa
các tá điền nhỏ, địa tô đã lên tới mức cao chưa từng thấy, gấp hai ba lần, thậm chí gấp bốn
lần địa tô ở Anh, vì mỗi công nhân công nhật nông nghiệp đều muốn trở thành tá điền, nên
mặc dù ruộng đất đã bị chia nhỏ vẫn còn rất nhiều công nhân giành nhau thuê. Mặc dù đất
canh tác ở Đại Bri-ten có tới 32 triệu a-cơ-rơ, mà ở Ai-rơ-len chỉ có 14 triệu, mặc dù ở Đại
Bri-ten mỗi năm sản xuất 150 triệu pao xtéc-linh nông sản phẩm, mà Ai-rơ-len chỉ có 36
triệu, số công nhân nông nghiệp ở Ai-rơ-len lại
nhiều hơn Đại Bri-ten 75000 người
1)
. Sự không tương xứng khác thường ấy đủ chứng tỏ rõ
ràng sự cạnh tranh về ruộng đất ở Ai-rơ-len kịch liệt biết bao, nhất là khi chú ý rằng đời sống
của công nhân nông nghiệp ở Anh đã vô cùng nghèo khổ. Hậu quả của cạnh tranh tất nhiên là
địa tô lên cao, đến mức mà đời sống của tá điền không thể cao hơn đời sống của công nhân