C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 433

bút danh là: "Một trong những người đi theo sau cái cày", viết về cuộc du hành của ông ta
qua các khu nông nghiệp, đã tường thuật lại câu chuyện của ông ta với mấy người công nhân
công nhật trước cửa nhà thờ như sau:

"Tôi hỏi người trong bọn họ rằng giáo sĩ hôm nay có phải là linh mục đố định của họ không. - Đúng rồi, quỷ bắt hắn đi,

(Yes, blast him), - chính hắn là cố đạo chính cống của chúng tôi; hắn kỳ kèo xin tiền luôn, từ ngày tôi biết hắn tới nay, lúc

nào hắn cũng kỳ kèo xin tiền (giáo sĩ hô hào quyên tiền để dùng vào việc cải tạo tín đồ dị giáo). Một người khác nói thêm:

Từ ngày tôi biết hắn đến nay, tôi chưa gặp một cố đạo nào không luôn luôn kỳ kèo xin tiền cho việc này hay việc khác. -

Một người đàn bà vừa ở nhà thờ ra nói: Vâng, tiền lương công nhân thì cứ sụt mãi, thế mà anh hãy xem bọn ăn không ngồi

rồi giàu có kia mà các cố đạo đến ăn uống và đi săn với chúng nó đấy. Trời ơi, chúng tôi thà vào nhà tế bần hoặc chết đói

còn hơn bỏ tiền cho bọn cố đạo ấy đi tới chỗ tín đồ dị giáo! - Một phụ nữ khác nói: Tại sao người ta không phái bọn cố đạo

ngày nào cũng sụt sùi nức nở trong nhà thờ lớn Xa-lít-xtơ-ri đi, ở đấy ngoài mấy bức tường đá ra, có ai thèm nghe họ đâu?

Không hiểu sao bọn ấy lại không tới chỗ tín đồ dị giáo? - Ông già nói chuyện với tôi đầu tiên nói: Những thằng cha ấy

không đi, vì chúng giàu có, đất đai của chúng nhiều vô kể, chúng quyên tiền để đẩy các cố đạo nghèo kia đi cho rảnh; tôi

biết rất rõ chúng muốn gì rồi, tôi biết chúng đã lâu lắm. - Tôi hỏi: Thế là thế nào hả các bạn, các bạn vẫn luôn luôn ở nhà thờ

ra với mối căm giận các linh mục như vậy sao? Thế tại sao các bạn vẫn đi nhà thờ? - Một người đàn bà trả lời: Tại sao chúng

tôi đi à? Chúng tôi phải đi đến đó vì không muốn bị mất tất cả, không muốn mất việc làm và mọi thứ, tất nhiên chúng tôi

đành phải đi thôi. - Về sau tôi mới biết nếu họ đi nhà thờ thì họ mới được một ít quyền lợi nhỏ mọn, như được cấp chất đốt

và một mảnh đất nho nhỏ để trồng khoai, tất nhiên là họ phải trả tiền".

Sau khi mô tả tình hình nghèo khổ, dốt nát của họ, ông bạn phóng viên của chúng ta kết

luận rằng:

"Bây giờ tôi dám quả quyết rằng tình cảnh của những người ấy, sự nghèo khổ của họ, lòng căm giận của họ đối với giáo

hội, cái bề ngoài lễ phép nhưng trong lòng oán giận đối với các giáo sĩ đều là lệ thường ở tất cả các vùng nông thôn nước

Anh, còn trường hợp ngược lại chỉ là ngoại lệ".

Nếu ở Anh theo nghĩa hẹp danh từ nông dân cho chúng ta thấy

rõ sự tồn tại của giai cấp vô sản nông nghiệp đông đảo trong chế độ sở hữu lớn về ruộng đất
đã mang lại những hậu quả gì ở các khu vực nông thôn, thì ở Oen-xơ chúng ta lại thấy sự phá
sản của các tá điền nhỏ. Nếu các công xã nông thôn Anh tái diễn sự đối kháng giữa vô sản và
đại tư bản, thì số phận của nông dân Oen-xơ lại tương xứng với sự phá sản không ngừng của
giai cấp tiểu tư sản thành phố. Phần lớn nông dân Oen-xơ là tá điền nhỏ; họ không thể bán
những sản phẩm nông nghiệp của mình vừa có lợi mà vừa rẻ như các chủ điền trang lớn ở
Anh có ưu thế hơn, mà họ phải cạnh tranh trên cùng một thị trường. Cũng nên lưu ý rằng đất
đai ở nhiều địa phương chỉ thích nghi với nghề chăn nuôi thu nhập ít, rằng người nông dân
Oen-xơ do quyến luyến nồng nàn với tính cô độc của dân tộc họ, nên bảo thủ hơn bọn chủ
điền trang Anh nhiều. Nhưng, trước hết là sự cạnh tranh giữa bọn họ với nhau và sự cạnh
tranh giữa họ với những người Anh láng giềng, sự tăng lên của địa tô do cạnh tranh ấy gây
nên, đã khiến cho người nông dân Oen-xơ phá sản tới mức khó sống nổi; và vì họ không nhìn
ra những nguyên nhân thực đã gây nên tình cảnh đau khổ của họ, họ lại quy cả vào những cớ
lặt vặt, như thuế thông hành quá cao, v.v.. Đương nhiên, thuế thông hành cao cũng trở ngại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.