C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 432

mà tiếp tục kéo tới tháng Bảy, tháng Tám. Qua những tin tức đăng trên báo chí Anh và Đức
tôi nhận được bấy giờ, có thể thấy là gần tới mùa đông năm 1844-1845, hành vi phạm pháp
ấy càng trở nên phổ biến hơn.

Các bạn độc giả của tôi sẽ nói gì về tình hình như thế ở các vùng nông thôn yên tĩnh và thơ

mộng của nước Anh? Có phải là chiến tranh xã hội hay không? Có phải tình hình như thế là
tự nhiên và có thể kéo dài được hay không? thế mà ở đây bọn chủ điền trang và địa chủ cũng
vẫn hết sức ngu xuẩn và bảo thủ, cái gì không mang lại cho họ đồng tiền vàng thì họ mù
quáng chẳng nhìn thấy, y hệt như các chủ xưởng và người tư sản nói chung ở các khu công
nghiệp. Bọn tư sản và chủ xưởng thì hứa hẹn hạnh phúc bằng sự phế bỏ các đạo luật ngũ cốc,
còn bọn địa chủ và đại bộ phận các phéc-mi-ê thì lại hứa hẹn thiên đường trên trái đất với các
công nhân bằng sự duy trì những đạo luật ấy. Nhưng cả trong hai trường hợp, bọn có của
chẳng tranh thủ được sự ủng hộ của công nhân đối với cái ảo tưởng quý mến của họ. Công
nhân công xưởng cũng như công nhân nông nghiệp đều chẳng quan tâm gì đến sự phế bỏ hay
duy trì các đạo luật ngũ cốc. Tuy vậy, vấn đề ấy đối với cả hai loại công nhân ấy đều rất quan
trọng. Nếu các đạo luật ngũ cốc bị phế bỏ thì sự cạnh tranh tự do và chế độ
kinh tế xã hội hiện tại sẽ phát triển đến cực độ; bây giờ mọi khả năng phát triển hơn nữa
trong phạm vi quan hệ hiện tại sẽ không còn nữa và khả năng duy nhất để tiến bộ là sự thay
đổi căn bản chế độ xã hội. Đối với công nhân nông nghiệp, vấn đề này còn quan trọng vì
những lý do sau đây: Sự nhập khẩu tự do lương thực quyết định - vì những lý do gì mà quyết
định thì ở đây tôi không thể dừng lại để giải thích, - việc giải phóng các phéc-mi-ê khỏi địa
chủ, nói cách khác là quyết định việc biến đổi những phéc-mi-ê thuộc Đảng tự do. Về điểm
này, Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc đã góp phần không ít, và đấy cũng là công lao duy
nhất của nó. Nhưng, nếu các phéc-mi-ê biến thành những người thuộc Đảng tự do, tức là
những người tư sản có ý thức, thì công nhân của họ cũng sẽ biến thành những người thuộc
phái Hiến chương và những người xã hội chủ nghĩa, tức là những người vô sản giác ngộ. Cái
nọ tất kéo theo cái kia. Hiện nay, một phong trào mới đã bắt đầu xuất hiện trong giai cấp vô
sản nông nghiệp: cuộc hội nghị do bá tước Rát-no, một địa chủ thuộc Đảng tự do, tổ chức
vào tháng Mười 1844 ở vùng có ruộng đất của ông ta gần Hai-ước-tơ, nhằm phản đối các đạo
luật ngũ cốc, đã chứng minh rõ điều ấy; công nhân hết sức lãnh đạm đối với những đạo luật
ấy, nhưng đưa ra những yêu cầu hoàn toàn khác, như yêu cầu được thuê những mảnh đất nhỏ
với giá rẻ, và nói chung họ nói thẳng vào mặt bá tước Rát-no không ít những sự thực chua
cay. - Như vậy là phong trào công nhân đã thâm nhập vào các khu nông nghiệp hẻo lánh, bảo
thủ, là nơi đã bị dìm trong tình trạng mê ngủ về tinh thần, và vì những vùng ấy hầu hết nghèo
khổ, nên phong trào sẽ bắt rễ nhanh và cũng sẽ sôi nổi như ở các khu công xưởng.

Lòng mộ đạo của công nhân nông nghiệp đương nhiên mạnh hơn công nhân công nghiệp,

nhưng mối quan hệ giữa họ với giáo hội vẫn rất lạt lẽo, vì hầu hết cư dân ở những khu vực ấy
đều theo quốc giáo. Một phóng viên của tờ "Morning Chronicle" dưới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.