Giống như thượng đế xử phạt Pha-ra-ông không tin thượng đế bằng cách làm cho trái tim
ông ta chai đi và cho rằng ông ta không xứng đáng được soi sáng, thông tín viên cũng quả
quyết rằng:
"Vì vậy họ hoàn toàn không xứng đáng xem hoặc hiểu nội dung của "Literatur-Zeitung" của các anh".
Và anh ta không khuyên anh bạn Ét-ga tìm cách đạt được tư tưởng và tri thức mà lại xui
Ét-ga:
"Ông Ét-ga hãy kiếm lấy một túi chữ và sau này khi viết văn cứ việc nhắm mắt mà móc ra để có một thứ văn phong hợp
với thị hiếu của công chúng".
Ngoài sự quả quyết là có một sự điên cuồng nào đó, một sự độc ác nào đó, một tình trạng
không có nội dung nào đó, một sự nghèo nàn về tư tưởng, một sự do dự đối với những sự vật
mà mình không hiểu, một cảm giác về cái hư không (tất cả những
hình dung từ đó rõ ràng là để chỉ nhóm Béc-lin), anh ta không tiếc lời ca ngợi gia đình thần
thánh như sau:
"Trình bày một cách dễ dàng và đi sâu vào sự vật, vận dụng một cách tài tình các phạm trù, nghiên cứu thông suốt vấn
đề, tóm lại hoàn toàn nắm vững được đối tượng. Ông ta" (một thành viên của nhóm Béc-lin) "hết sức làm dễ dàng nhiệm vụ
của mình, còn anh thì làm cho bản thân sự việc trở thành dễ dàng". Hoặc: "Trên "Literatur-Zeitung" anh thực hiện sự phê
phán thuần tuý, rõ ràng và xác đáng".
Sau hết anh ta nói:
"Tôi viết cho anh cặn kẽ tất cả những cái đó vì tôi biết sẽ làm anh vui lòng khi báo cho anh biết quan điểm của bạn tôi.
Do đó anh có thể thấy rằng "Literatur-Zeitung" đã đạt được mục đích của nó".
Mục đích của "Literatur-Zeitung" là tự đối lập với nhóm Béc-lin. Chúng ta vừa biết đến
cuộc luận chiến của nhóm Béc-lin chống lại sự phê phán có tính phê phán và đã thấy người ta
cắt đứt với nó về tội gây ra cuộc luận chiến đó như thế nào, thành thử bây giờ chúng ta lại
thấy hai cách trình bày nguyện vọng của nhóm Béc-lin muốn được sự phê phán rủ lòng
thương.
Một thông tín viên viết:
"Đầu năm nay khi đến Béc -lin, tôi nghe thấy người quen nói rằng: anh cự tuyệt mọi người, và xa cách mọi người, anh
quả là một nhà ẩn dật, cố tình tránh mọi sự gần gũi và giao thiệp với người khác. Dĩ nhiên tôi không biết lỗi tại ai ".
Sự phê phán tuyệt đối trả lời :
"Sự phê phán không tổ chức đảng phái, nó không muốn có đảng phái của mình, nó cô độc, - cô độc khi nó đi sâu vào đối
tượng của mình "(!), "cũng cô độc khi nó tự đối lập với đối tượng đó. Nó ngăn cách hẳn nó với tất cả".
Sự phê phán có tính phê phán tưởng rằng nó đứng lên trên mọi sự đối lập giáo điều bằng
cách thay thế sự đối lập hiện thực bằng sự đối lập tưởng tượng giữa bản thân nó và thế giới,
giữa thần thánh và quần chúng thế tục. Cũng vậy, sự phê phán có tính phê phán tưởng rằng
nó vượt lên trên các đảng phái khi nó lăn xuống dưới quan điểm đảng phái, bằng cách lấy tư