chúng ta không còn là một thành viên chân chính của quần chúng mà là một đồ đệ sắp đắc
đạo của sự phê phán có tính phê phán.
Nói chung quần chúng là một đối tượng không xác định, do đó không thể có hành động
xác định nào, cũng không thể có những quan hệ xác định nào với một cái gì đó. Quần chúng
với tính cách là đối tượng của sự phê phán có tính phê phán khác hẳn với quần chúng chân
chính là những quần chúng đến lượt mình lại hình thành những sự đối lập có tính rất quần
chúng trong nội bộ họ và giữa họ với nhau. Sự phê phán có tính phê phán "đã tạo ra" quần
chúng ấy, giống như nhà khoa học tự nhiên đáng lẽ phải nói đến những loài động vật, thực
vật nhất định thì lại đem "loài nói chung" đối lập với bản thân mình.
Muốn có mặt đối lập của tính quần chúng thực sự thì ngoài quần chúng trừu tượng, tức sản
phẩm do bản thân sự phê phán tưởng tượng ra, sự phê phán có tính phê phán còn cần có một
quần chúng xác định, có thể chỉ ra bằng kinh nghiệm chứ không phải chỉ là giả tưởng. Quần
chúng ấy phải thấy sự phê phán có tính phê phán không những chỉ là bản chất của mình mà
đồng thời còn là sự tiêu diệt bản chất của mình. Nó phải có nguyện vọng trở thành không
phải quần chúng, tức trở thành sự phê phán có tính phê phán, đồng thời lại không thể thực
hiện được nguyện vọng ấy. "Nhóm Béc-lin" nói trên chính là thứ quần chúng không phê phán
đồng thời lại có tính phê phán ấy. Và toàn bộ thành phần của cái quần chúng loài người
nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh sự phê phán có tính phê phán cũng chẳng qua chỉ là cái
nhóm Béc-lin nào đó mà thôi.
Theo chúng tôi biết, cái "nhóm Béc-lin" đó (tức "đối tượng bản
chất" của sự phê phán có tính phê phán mà sự phê phán có tính phê phán luôn luôn nghiên
cứu và cho rằng nó cũng luôn luôn nghiên cứu mình) gồm một số ít phần tử của phái Hê-
ghen trẻ ci-devant
1*
. Theo sự khẳng định của sự phê phán có tính phê phán thì sự phê phán
có tính phê phán một phần gây ra cho những phần tử đó cái horror vacui
2*
, một phần gây ra
cho họ cảm giác về hư không. Chúng tôi sẽ không nghiên cứu tình hình thực tế mà tin vào lời
nói của sự phê phán.
Sứ mệnh chủ yếu của những bản tin là trình bày tường tận cho công chúng mối quan hệ có
tính lịch sử toàn thế giới của sự phê phán với "nhóm Béc-lin", là vạch rõ ý nghĩa sâu sắc của
quan hệ đó, chứng minh sự phê phán cần tàn ác đối với loại "quần chúng" ấy và cuối cùng
tạo ra cái bề ngoài tựa hồ toàn thế giới đã hồi hộp theo dõi sự đối lập đó, khi thì tán thành khi
thì phản đối phương châm hành động của sự phê phán. Chẳng hạn, sự phê phán tuyệt đối viết
thư cho một thông tín viên ủng hộ "nhóm Béc-lin", như sau:
"Tôi đã phải nghe không biết bao nhiêu lần loại sự việc đó cho nên tôi quyết định không thèm để ý đến nữa".
Ngay thế giới cũng không tài nào đoán được sự phê phán có tính phê phán đã phải quan hệ
bao nhiêu lần với những sự việc có tính phê phán thuộc loại như vậy.
Chi bằng ta hãy nghe một thành viên của quần chúng có tính phê phán cho biết về nhóm
Béc-lin: