nào tình cảnh có xấu hơn một chút, thì đương nhiên là tình cảnh của người công nhân tự do.
Hai hạng người ấy đều là nô lệ, chỉ có khác là sự nô dịch đối với hạng người thứ nhất không
phải là giả đạo đức, mà là rõ ràng, công khai, còn sự nô dịch đối với hạng người thứ hai thì
lại giả đạo đức, bị che giấu một cách xảo quyệt đối với bản thân họ và đối với người khác; đó
là chế độ nô lệ có tính thần học xấu hơn chế độ nô lệ cũ. Những nhà từ thiện thuộc đảng To-ri
đã đúng khi gọi những công nhân công xưởng là white slaven, người nô lệ da trắng. Nhưng
chế độ nô lệ giả đạo đức được che giấu ấy thừa nhận quyền tự do dù chỉ là ngoài miệng; nó
phải cúi đầu trước dư luận yêu chuộng tự do, và do đó, so với chế độ nô lệ cũ thì nó là một sự
tiến bộ lịch sử: ít nhất nguyên tắc tự do đã được thừa nhận, và bản thân những người bị áp
bức đã quan tâm đến việc làm thế nào cho nguyên tắc ấy được thực hiện.
Sau cùng, để kết luận, tôi trích dẫn mấy đoạn trong bài thơ nói lên cách nhìn của bản thân
những công nhân đối với chế độ công xưởng. Bài thơ do E-đu-a P.Mi-đơ ở Bớc-minh- hêm
viết, và đã diễn đạt được một cách đúng đắn tâm trạng phổ biến trong công nhân
111
.
Trên đời này có một tên vua dữ.
Không hiền lành như truyền thuyết nói đâu
Hắn làm bao nô lệ da trắng rơi đầu.
Tên vua ấy chính là Hơi nước.
Nó có một tay, tay bằng sắt,
Dù chỉ có một cánh tay thôi.
Nhưng sức mạnh không ai địch nổi
Có thể gieo tai hoạ cho triệu người.
Như tổ phụ hắn là Nô-lốc,
Gieo đau thương và tàn khốc nơi nơi.
Ghê gớm thực! Ruột gan đầy lửa bốc
Khát máu trẻ con, ăn cả thịt người.
Lũ mục sư của hắn hung tàn,
Khát máu người và rất đỗi tham lam,
Chuyên thống trị bằng bàn tay sắt,
Hút máu tươi đem đúc lấy tiền vàng.
Bọn quỷ sứ đạp nhân quyền nhân loại,
Để thờ thần ác quái là vàng,
Khổ nhục của đàn bà khiến chúng hân hoan,
Và nước mắt đàn ông làm chúng sướng.