những xóm thợ hoàn chỉnh, và vì trong đa số trường hợp rất ít hoặc không có người cạnh
tranh, cho nên chủ xưởng không việc gì phải định tiền nhà theo tiêu chuẩn chung, mà chỉ tuỳ
theo ý muốn. Khi có xung đột với công nhân, thì chế độ cốt-ta-giơ ấy lại cho chủ xưởng
quyền lực to lớn biết chừng nào! Nếu công nhân bãi công thì nó liền đuổi họ ra khỏi nhà, và
thời hạn dời đi chỉ có một tuần lễ. Quá kỳ hạn ấy công nhân không những không có bánh ăn,
mà cũng không có nhà ở, và biến thành người lang thang mà theo pháp luật thì sẽ bị tống vào
nhà giam một cách tàn nhẫn trong một tháng.
Chế độ công xưởng là như vậy đó! Tôi đã cố mô tả chế độ ấy hết sức tường tận trong
khuôn khổ sách này cho phép và cố hết
sức vô tư trong khi miêu tả những sự tích anh hùng của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh
của nó chống công nhân tay không, - những sự tích mà nói đến là không người nào có thể
dửng dưng được, vì dửng dưng là tội ác. Chúng ta hãy so sánh tình cảnh của người Anh tự do
năm 1845 với tình cảnh của người nông nô Dắc-den dưới sự áp bức của bọn quý tộc Noóc-
măng năm 1145. Người nông nô là glebae adscriptus, bị trói buộc vào ruộng đất; người công
nhân tự do cũng bị trói buộc như vậy vào chế độ cốt-ta-giơ. Người nông nô phải hiến cho
ông chủ cái jus primae noctis, quyền hưởng đêm đầu tiên; người công nhân tự do không
những phải hiến cho chủ cái quyền hưởng đêm đầu tiên, mà cả cái quyền hưởng mọi đêm.
Người nông nô không có quyền tậu tài sản, tất cả mọi cái họ kiếm được, địa chủ có thể lấy đi;
người công nhân tự do cũng không có tài sản, anh ta không tậu được tài sản vì có sự cạnh
tranh. Chủ xưởng đã làm những việc mà chính người Noóc-măng không làm; thông qua chế
độ trả lương bằng hàng hoá, chủ xưởng hàng ngày lại xâm chiếm cả những thứ mà công nhân
trực tiếp dùng để duy trì cuộc sống. Quan hệ giữa nông nô và địa chủ đã được quy định bằng
pháp luật được người ta tuân theo vì phù hợp với tập tục, đồng thời được quy định bởi bản
thân tập tục; quan hệ giữa người công nhân tự do và ông chủ cũng được pháp luật quy định,
nhưng những pháp luật ấy không được tuân theo, vì không phù hợp với tập tục, và cũng
không phù hợp với lợi ích của chủ. Địa chủ không thể bắt nông nô tách rời ruộng đất, không
thể bán nông nô mà không bán ruộng đất, và vì tất cả ruộng đất hầu như không thể mua bán
được và lúc đó chưa có tư bản cho nên địa chủ hầu như không thể bán được nông nô: giai cấp
tư sản hiện đại thì lại buộc công nhân phải tự bán mình. Người nông nô là nô lệ của mảnh đất
chôn rau cắt rốn của họ; người công nhân là nô lệ của những tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất
và của đồng tiền dùng để mua những tư liệu ấy. Cả hai hạng
người ấy đều là nô lệ của vật. Sự sinh tồn của người nông nô được chế độ xã hội phong kiến
đảm bảo; trong chế độ xã hội ấy, mỗi người đều có vị trí nhất định, người công nhân tự do thì
lại không được đảm bảo chút nào, bởi vì họ chỉ có một vị trí nhất định trong xã hội khi nào
giai cấp tư sản cần đến họ, nếu không thì họ chẳng được ai biết đến, bị xem như là không có
họ trên đời này. Người nông nô hy sinh thân mình cho ông chủ trong chiến tranh; người công
nhân công xưởng hy sinh thân mình cho chủ trong hoà bình. Chủ của nông nô là một kẻ dã
man, nó coi nông nô như súc vật; chủ của công nhân là một kẻ văn minh, nó coi công nhân
như cái máy. Nói tóm lại, tình cảnh của hai hạng người ấy giống nhau về đại thể; nếu có bên