Nếu nó muốn đưa một người nào đó vào nghị viện thì nó cứ gọi tất cả những công nhân có
quyền bầu cử đi bỏ phiếu, và, không kể họ muốn hay không, họ đều phải bỏ phiếu cho người
tư sản. Nếu nó muốn được đa số trong một cuộc hội họp công cộng thì nó cho tan việc sớm
nửa giờ và tìm sẵn cho họ chỗ ngồi ngay gần diễn đàn để có thể kiểm soát được họ.
Còn có hai biện pháp nữa để tăng cường đặc biệt sự nô dịch của chủ xưởng đối với công
nhân, đó là truck-system và cottages-system. Công nhân gọi cách trả công lao động bằng
hàng hoá là truck, và cách trả công ấy trước kia rất thịnh hành ở Anh. "Để tiện lợi cho công
nhân, và để tránh cho họ khỏi bị tiểu thương nâng giá cao", chủ xưởng đã mở một cửa hàng
riêng bán tất cả các loại hàng hoá. Và, để ngăn cản không cho công nhân đến các cửa hàng
khác bán rẻ hơn, vì giá hàng trong tommy-shop
1*
thường đắt hơn các nơi khác từ 25 đến
30%, khi trả tiền công, người ta không trả bằng tiền mặt mà trả bằng một cái phiếu mua hàng
chỉ có giá trị ở cửa hàng của công xưởng. Chế độ ô nhục ấy đã gây công phẫn rộng khắp, cho
nên năm 1831 đã công bố Truck Act, đạo luật ấy đã tuyên bố cách trả lương bằng hàng hoá
cho đa số công nhân là vô hiệu lực và phi pháp, ai làm như vậy sẽ bị phạt tiền. Nhưng cũng
như đa số các đạo luật ở Anh, đạo
luật ấy chỉ có hiệu lực thực tế ở những địa phương cá biệt. Đương nhiên, ở các thành phố thì
luật ấy được chấp hành tương đối đúng đắn, nhưng ở nông thôn thì chế độ cũ vẫn được áp
dụng đầy đủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngay cả ở thành phố Lê-xtơ, chế độ ấy cũng
vẫn còn lưu hành nhiều. Trong tay tôi có hàng chục bản án về vi phạm luật ấy, từ tháng Mười
một 1843 đến tháng Sáu 1844, những bản án ấy một phần được đăng trên báo "Manchester
Guardian", một phần được đăng trên báo "Northern Star"
110
. Đương nhiên chế độ ấy bây giờ
không được thực hành công khai như trước nữa; công nhân phần lớn được lĩnh tiền mặt,
nhưng chủ xưởng vẫn có đủ biện pháp cưỡng bách công nhân phải mua hàng ở cửa hàng của
xưởng chứ không được mua ở chỗ khác. Chính vì thế mà hiện nay rất khó mà chộp được loại
chủ xưởng phạm pháp ấy; chỉ cần họ cấp tiền tận tay cho công nhân là họ có thể che giấu
hành động tội lỗi của họ dưới sự che chở của pháp luật. Báo "Northern Star" số ra ngày 27
tháng Tư 1844 đăng bức thư của một công nhân ở Hôn-mphớc, gần Hát-đơ-xphin thuộc Y-
oóc-sia. Bức thư ấy nói đến một chủ xưởng tên là Bau-ơ-xơ:
"Người ta sẽ kinh ngạc ngay khi thấy cái chế độ trả lương bằng hàng hoá chết tiệt ấy lại có thể tồn tại được một cách đại
quy mô như ở Hôn-mphớc, mà không một ai có đủ can đảm chấm dứt sự lạm dụng ấy. Ở đây một số đông thợ dệt thủ công
thật thà đã chịu khổ sở vì cái chế độ chết tiệt ấy. Đây là ví dụ trong bao nhiêu ví dụ về hành động của phái mậu dịch tự do
1)
khoan dung ấy. Ở đây có một chủ xưởng đối đãi với những thợ dệt đáng thương của nó tàn ác đến nỗi cả khu gần đấy không
ai là không chửi rủa nó. Một tấm hàng dệt trị giá từ 34 đến 36 si-linh, nó chỉ trả 20 si-linh bằng tiền mặt, còn bao nhiêu thì
nó trả bằng dạ hoặc bằng quần áo may sẵn, và định giá đắt hơn ở những cửa hàng khác 40 - 50%, mà lại thường là những
hàng đã mục. Những tờ báo "Mercury"
2)
của phái mậu dịch tự do lại nói rằng: công nhân không bị bắt buộc phải nhận
hàng hoá, điều đó hoàn toàn tuỳ ý