C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 361

vẫn đòi họ sống, suy nghĩ và cảm giác như con người! Đúng, họ chỉ có thể được như vậy nếu
họ nghiến răng căm thù những kẻ áp bức họ, căm thù cái chế độ làm cho họ rơi vào tình cảnh
ấy và biến họ thành những cái máy! Nhưng còn có việc nhục nhã hơn: theo lời chứng phổ
biến
thu được trong công nhân thì có nhiều chủ xưởng dùng những biện pháp hà khắc tàn
khốc nhất để bòn rút những khoản tiền phạt giáng vào đầu công nhân, cướp giật từng xu của
những người vô sản xác xơ để làm tăng thêm lợi nhuận của chúng. Li-sơ còn xác nhận rằng,
buổi sáng khi công nhân đến công xưởng, họ thường thấy đồng hồ của xưởng nhanh lên
mười lăm phút, do đó cửa lớn đã khoá khiến họ không vào được, trong khi đó tên nhân viên
văn phòng tay cầm sổ phạt đi qua các phân xưởng và biên phạt một số lớn công nhân vắng
mặt. Một lần, chính mắt Li-sơ
đã trông thấy 95 công nhân đứng trước cổng khoá của công xưởng; đồng hồ của xưởng này
thì buổi chiều chậm mười lăm phút, buổi sáng nhanh mười lăm phút so với đồng hồ thành
phố. Bản báo cáo về công xưởng cũng thuật lại những sự việc tương tự. Có công xưởng, sau
khi bắt đầu làm việc, thì gạt kim đồng hồ trở lại, cho nên thời gian lao động dài hơn so với
thời gian quy định, nhưng không phải vì vậy mà công nhân được thêm tí tiền công nào. Có
công xưởng bắt công nhân làm thêm hẳn mười lăm phút. Lại có công xưởng có một cái đồng
hồ thường và một cái đồng hồ máy ghi con số những vòng quay của trục chính. Nếu trục
chạy chậm thì người ta làm việc theo cái đồng hồ máy, cho đến lúc máy quay đủ con số
những lần quay đã định trong mười hai giờ đồng hồ; nếu công việc làm nhanh và số lần quay
của máy đã đạt mức trước thời gian quy định thì công nhân vẫn phải làm đủ mười hai giờ. Có
một người làm chứng nói thêm rằng ông ta quen mấy cô con gái kiếm được đồng lương khá,
do làm thêm giờ, nhưng họ thà đi làm đĩ chứ không muốn chịu cái chế độ bạo ngược ấy (dẫn
ra từ Đrin-cơ-oa-tơ, Văn kiện, tr. 80). - Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề tiền phạt. Li-sơ kể lại
rằng ông ta nhiều lần thấy nhiều nữ công nhân có mang gần đẻ vì ngồi nghỉ một lát trong thời
gian làm việc, mà bị phạt 6 pen-ni, - sự phạt tiền do làm không tốt cũng được tuỳ tiện thi
hành. Những hàng hoá đến kho rồi mới được kiểm tra, và người quản lý khi kiểm tra xong cứ
việc ghi khoản phạt vào sổ, thậm chí không cần gọi người công nhân đến; người công nhân
mãi đến lúc đốc công trả lương cho mới biết là mình bị phạt, mà lúc ấy thì hàng hoá có lẽ đã
bán đi rồi hoặc ít nhất cũng đã được cất đi rồi. Li-sơ dẫn ra một bản ghi phạt tiền dài tới mười
phút, và tổng số tiền phạt lên tới 35 pao xtéc-linh, 17 si-linh, 10 pen-ni. Ông nói rằng ở công
xưởng có bản ghi phạt ấy, có một người quản lý khi vừa mới nhận việc đã bị thải vì biên phạt
ít quá, làm cho thu nhập của xưởng mỗi tuần giảm đi 5 pao xtéc-linh (34 ta-le). ("Những sự
thực không thể bác bỏ được", tr. 13 - 17).
Tôi nhắc lại một lần nữa rằng tôi cho Li-sơ là một người hoàn toàn có thể tin cậy được và
không biết nói dối.

Về nhiều mặt khác, công nhân cũng là nô lệ của chủ. Nếu lão chủ giàu có thích vợ hoặc

con gái công nhân, nó chỉ cần ra lệnh hoặc ra hiệu là họ chẳng có cách gì chống cự được.
Nếu chủ xưởng muốn có người ký tên vào đơn thỉnh nguyện nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp
tư sản, thì nó chỉ cần cho chuyển cái đơn thỉnh nguyện ấy vào công xưởng của nó là được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.