C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 386

tự bổ sung ngay những điều tôi chưa nói tới: khuôn khổ cuốn sách này không cho phép tôi
thuật lại tỉ mỉ cái khía cạnh đó của phương thức sản xuất hiện đại mà tôi đã trình bày kết quả
khi nói về chế độ công xưởng. Đâu đâu cũng dùng máy móc, điều ấy đã thủ tiêu vết tích cuối
cùng của tính chất độc lập của công nhân. Đâu đâu gia đình cũng bị phá hoại, do phụ nữ và
trẻ con phải làm việc ở các công xưởng, hoặc quan hệ gia đình bị đảo lộn khi người đàn ông
thất nghiệp phải ở nhà. Đâu đâu cũng thấy do cần thiết phải sử dụng máy móc mà bọn đại tư
bản nắm được mọi xí nghiệp, đồng thời cũng nắm luôn cả vận mệnh của công nhân. Tài sản
ngày càng tập trung một cách không thể ngăn trở nổi, tình hình phân chia xã hội thành đại tư
bản và công nhân vô sản ngày càng rõ rệt, và sự phát triển công nghiệp của cả nước đang tiến
bước rất mau đến một cuộc khủng hoảng không thể tránh thoát.

Ở trên tôi đã nói rằng về mặt thủ công nghiệp, thế lực của tư bản và đôi khi cả sự phân

công lao động đã loại bỏ giai cấp tiểu tư sản và thay thế vào đấy những nhà tư bản lớn với
những công nhân vô sản. Về những thợ thủ công ấy, thực tế không có gì nhiều phải nói, vì
mọi điều có liên quan tới họ tôi đều đã nói tới khi nói về giai cấp vô sản công nghiệp nói
chung; vả lại từ khi cách mạng công nghiệp bắt đầu tới nay, thì ở đây phương pháp làm việc
và ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ của công nhân đều biến đổi rất ít. Nhưng sự tiếp xúc
với công nhân công nghiệp thực
thụ, sự áp bức của bọn đại tư bản, sự áp bức này nặng nề hơn nhiều so với sự áp bức của thợ
cả nhỏ vì thợ bạn vẫn còn có quan hệ cá nhân với các thợ cả nhỏ, ảnh hưởng của các thành
phố lớn và tình hình tiền lương bị sụt, tất cả những cái ấy đã khiến hầu hết các thợ thủ công
tham gia vào phong trào công nhân một cách tích cực. Chúng ta sẽ nói tới điều này; nhưng
bây giờ thì hãy xét tới một loại cư dân lao động ở Luân Đôn đáng chú ý đặc biệt vì họ chịu
sự bóc lột cực kỳ tàn khốc của giai cấp tư sản có lòng tham không đáy. Ở đây tôi muốn nói
những cô làm hàng thời trang và những cô thợ may.

Có điều thực lạ lùng là chính công việc chế tạo đồ trang sức cho các bà tư sản lại đưa đến

những hậu quả cực kỳ bi thảm cho sức khoẻ của những công nhân làm việc ấy. Tình hình này
chúng ta đã thấy khi nói về ngành sản xuất đăng-ten, còn ở đây chúng ta lại có những chứng
cớ mới trong các cửa hàng thời trang ở Luân Đôn. Những cửa hàng ấy thuê mướn rất nhiều
thiếu nữ trẻ tổng cộng có đến gần 15000 người, phần nhiều từ nông thôn ra, họ đều ăn ngủ ở
nhà chủ, do đó đã trở thành nô lệ hoàn toàn của chủ. Trong mùa thời trang chừng độ bốn
tháng trong một năm, ngay ở những cửa hàng tốt nhất, thời gian lao động cũng phải đến 15
giờ một ngày, và khi có hàng đặt gấp thì tới 18 giờ. Nhưng trong đại đa số cửa hàng, thời
gian lao động ở thời kỳ ấy không có giới hạn nào cả, đến nỗi thời gian nghỉ ngơi và ngủ của
những cô gái ấy không bao giờ vượt quá sáu giờ trong cả một ngày một đêm, mà thường
thường chỉ được ba, bốn giờ, thậm chí có khi chỉ hai giờ. Như thế thì dẫu họ không làm việc
thâu đêm - thực ra họ thường phải làm việc thâu đêm -, họ cũng phải làm việc từ 19 giờ đến
22 giờ trong một ngày đêm! Mãi tới lúc mệt quá, tay cầm kim không vững nữa, thì cái công
việc liên miên của họ mới được ngơi. Đã từng có trường hợp chín ngày liền những con người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.