hai đứa con trai cùng làm việc với anh ta đã chết vì bị chứng co giật trong khi làm việc, một
nhân chứng khác, khi còn nhỏ đã làm phụ việc ở thùng tráng men trong hai năm, có kể rằng
đầu tiên anh ta bị đau dụng dữ dội, rồi sau thành chứng co giật, phải nằm liệt giường hai
tháng, từ đấy về sau, cơn co giật ngày càng nhiều, bây giờ hàng ngày đều lên cơn, và thường
thường từ mười đến mười hai cơn trong một ngày. Nửa thân bên phải của anh ta bị tê liệt, và
thầy thuốc đã bảo anh ta rằng anh ta sẽ không bao giờ sử dụng được tay phải và chân phải
nữa. Ở gian tráng men trong một công xưởng họ có bốn người đàn ông - cả bốn đều bị chứng
động kinh và đau bụng dữ dội - và mười một đứa bé trai, trong số đó cũng có mấy đứa mắc
chứng động kinh. Tóm lại, cái bệnh ghê gớm ấy là hậu quả hết sức tự nhiên
của công việc tráng men, và đương nhiên như thế vẫn là để làm giàu thêm cho giai cấp tư
sản! - Trong gian xưởng đánh bóng đồ gốm, không khí tràn ngập bụi đá nhỏ li ti, hít vào cũng
lại chẳng kém những người thợ mài ở Sép-phin-đơ phải hít chất bụi thép. Công nhân mắc
chứng khó thở, muốn nằm im một lát cũng không được, cổ họng rát bỏng, ho dữ dội, tiếng
nói nhỏ cơ hồ nghe không được. Họ cũng đều bị lao phổi mà chết. - Trường học trong khu đồ
gốm tương đối nhiều, trẻ con đáng lý có thể đi học, nếu như chúng không phải làm ở công
xưởng từ lúc tuổi còn bé, và ngày làm việc không dài như thế (phần nhiều là mười hai giờ, có
khi còn nhiều hơn). Do đó chúng không thể đi học được; trong số trẻ con mà uỷ viên của tiểu
ban đã hỏi, chuyên có tới ba phần tư vừa không biết đọc, vừa không biết viết, và nạn dốt nát
nghiêm trọng bao trùm khắp toàn khu. Những đứa trẻ đi học trường ngày chủ nhật nhiều năm
rồi mà đến chữ cái cũng không phân biệt nổi. Không những trình độ trí dục trong toàn khu rất
thấp, mà cả đến đức dục và giáo dục tôn giáo cũng như thế (Xcri-ven, "Báo cáo" và Văn
kiện).
Trong ngành sản xuất thuỷ tinh có những việc hình như không có hại lắm cho người lớn,
nhưng đối với trẻ con thì chịu không nổi. Lao động nặng nhọc, thời gian lao động thất
thường, thường phải làm đêm, nhất là ở trong những gian xưởng nhiệt độ cao (100
0
- 130
0
Pha-ren-hai), tất cả những cái ấy làm cho trẻ con toàn thân suy yếu, nhiều bệnh hoạn, phát
triển không tốt, nhất là gây nên bệnh đau mắt, đau dạ dày, viêm phế quản và phong thấp. Rất
nhiều trẻ con xanh xao, mắt đỏ, nhiều khi không trông thấy gì hàng mấy tuần lễ, bị buồn nôn
dữ dội, oẹ mửa, ho, hay cảm mạo và phong thấp. Khi lấy thành phẩm trong lò ra, bọn trẻ con
bắt buộc phải làm việc ở một nhiệt độ cao tới mức những mảnh ván lót dưới chân chúng phải
bốc cháy. Công nhân thổi thuỷ tinh đại đa số chết rất sớm vì kiệt sức và lao phổi. (Líp-trai,
"Báo cáo", phụ lục, phần II, tr. L2, §§ 11, 12; Pran-cxơ, "Báo cáo", phụ
lục, phần II, tr. K7, § 48; Tan-crết, Văn kiện, phụ lục, phần II, tr. 176 v.v. tất cả đều ở trong
"Báo cáo của Tiểu ban điều tra về lao động trẻ em").
Bản báo cáo đã chứng minh về đại thể rằng chế độ công xưởng dần dần thâm nhập không
ngừng vào mọi ngành công nghiệp; điều đó đặc biệt biểu hiện ở chỗ sử dụng lao động phụ nữ
và trẻ em. Tôi cho rằng không cần thiết chỗ nào cũng phải thuật lại tình hình tiến bộ kỹ thuật
và tình hình thợ đàn ông bị gạt bỏ. Chỉ cần hiểu biết công nghiệp đôi chút là người ta có thể