của giai cấp có của không bị lắng xuống; đồng thời sự phản kháng cũng chứng minh rõ cho
công nhân rằng muốn đập tan thế lực của giai cấp tư sản thì ngoài công liên và bãi công ra,
công nhân còn cần phải có cái gì khác hơn thế nữa. Nhưng số công liên ấy và những cuộc bãi
công do công liên tổ chức có ý nghĩa trước hết là ở chỗ những hình thức ấy là những ý đồ
đầu tiên của công nhân nhằm tiêu diệt cạnh tranh. Tiền đề tồn tại của các hình thức ấy là
công nhân đã hiểu rằng sự thống trị của giai cấp tư sản chỉ xây dựng được trên sự cạnh tranh
giữa công nhân với nhau, tức là xây dựng trên sự chia rẽ của giai cấp vô sản, trên sự đối lập
giữa những loại công nhân này với những loại công nhân khác. Mà chính vì công liên cố
gắng chống lại cạnh tranh, chống lại cái dây thần kinh sống của chế độ xã hội hiện tại, mặc
dù sự cố gắng đó còn rất phiến
diện và rất hạn chế, cho nên chế độ xã hội ấy mới coi nó là nguy hiểm đến thế. Để tiến công
giai cấp tư sản và cùng với nó là toàn bộ chế độ xã hội hiện tại, công nhân không thể tìm thấy
một chỗ nào hiểm yếu hơn chỗ ấy. Khi công nhân không còn cạnh tranh lẫn nhau nữa, khi
mọi người đều hạ quyết tâm không để cho giai cấp tư sản bóc lột mình nữa thì vương quốc
của chế độ tư hữu đến ngày tận số. Sở dĩ tiền lương chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung và cầu,
vào tình hình ngẫu nhiên trên thị trường lao động, chỉ là vì cho đến bây giờ công nhân vẫn để
cho người ta coi mình là những vật có thể mua bán được. Khi nào công nhân quyết tâm
không để cho người ta mua bán họ nữa, khi nào họ đã thấy rõ giá trị của lao động đúng ra là
gì, khi công nhân không còn là đồ vật nữa mà là con người không những chỉ có sức lao động
mà còn có ý chí, thì lúc ấy toàn bộ khoa kinh tế chính trị hiện đại và quy luật tiền lương sẽ đi
đời. Đương nhiên, nếu công nhân chỉ nhằm sự tiêu diệt cạnh tranh lẫn nhau làm mục đích
cuối cùng thì quy luật tiền lương rốt cuộc sẽ dần dần trở lại có hiệu lực. Nhưng công nhân
không muốn từ bỏ phong trào từ trước đến nay của họ, không muốn khôi phục sự cạnh tranh
lẫn nhau, thì họ không thể dừng lại ở đó được, nói một cách khác là họ không thể làm như
vậy được. Tính tất yếu bắt họ phải tiêu diệt cạnh tranh nói chung, chứ không phải tiêu diệt
một bộ phận của cạnh tranh thôi, và họ sẽ làm như vậy. Bây giờ công nhân ngày càng hiểu rõ
cạnh tranh đã mang lại cho họ những tai hại gì, họ càng hiểu hơn giai cấp tư sản rằng cạnh
tranh giữa những người có của cũng sẽ dẫn đến khủng hoảng thương nghiệp, do đó cũng tác
hại đến công nhân, cho nên cũng phải tiêu diệt sự cạnh tranh ấy. Họ sẽ hiểu nhanh chóng
rằng họ phải làm việc đó như thế nào.
Chẳng cần phải chứng minh rằng công liên đã góp phần tăng cường trên mức độ rất lớn
lòng căm thù và phẫn nộ của công nhân đối với giai cấp có của. Trong những thời kỳ kích
động đặc biệt, thì từ các công liên ấy nảy sinh ra - vô luận có được sự
đồng ý của người lãnh đạo hay không - một số hành động cá biệt chỉ có thể giải thích được
bằng sự căm thù đến tuyệt vọng và lòng say sưa man rợ không bờ bến. Thuộc về loại hành
động ấy là trường hợp đổ a-xít sun-phua-rích làm bỏng người đã nói ở trên cũng như một loạt
những sự việc khác nữa, mà ở đây tôi đơn cử một vài sự việc. Trong phong trào phản đối
mãnh liệt của công nhân năm 1831, A-stơn, một chủ xưởng trẻ ở Hai-đơ gần Man-se-xtơ đã
bị bắn chết vào một buổi tối ở ngoài đồng và không tìm ra hung thủ. Không còn nghi ngờ gì