C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 399

họ đấu tranh trên vũ đài chính trị chống lại những tệ hại xã hội. Còn người Anh coi chính trị
chỉ là để phục vụ lợi ích riêng tư của xã hội tư sản, cho nên họ đấu tranh không phải chống
chính phủ mà là trực tiếp chống giai cấp tư sản, và cuộc đấu tranh ấy lúc này chỉ có thể tiến
hành có hiệu quả bằng con đường hoà bình. Do công nghiệp đình đốn và nỗi nghèo khổ lại
đến theo nên năm 1834 ở Ly-ông đã nổ ra cuộc khởi nghĩa đòi thành lập nước cộng hoà, còn
năm 1842 ở Man-se-xtơ đã nổ ra cuộc tổng bãi công đòi Hiến chương nhân dân và tăng
lương. Nhưng so với khởi nghĩa, bãi công cũng đòi hỏi sự dũng cảm, thậm chí sự dũng cảm
lớn hơn, thường là lớn hơn nhiều và đòi hỏi quyết tâm gan dạ và kiên định hơn nhiều, điều ấy
rất rõ ràng. Quả vậy, đối với người công nhân qua kinh nghiệm đã biết nghèo khổ là thế nào,
thì việc họ cùng với vợ con can đảm đón nhận sự nghèo khổ, chịu đựng đói rét, thiếu thốn
hàng bao nhiêu tháng mà vẫn kiên định, không lung lay, đó thật không phải là việc nhỏ.
Người công nhân Anh thà chịu chết dần vì đói, hàng ngày nhìn thấy vợ con đói khát, biết
trước rằng một ngày kia giai cấp tư sản sẽ báo thù, họ thà chịu tất cả chứ không cúi đầu dưới
ách áp bức của giai cấp có của, những cái ấy lại không so sánh được với cái chết hoặc cảnh
tù đày đe doạ những người cách mạng Pháp hay sao! Dưới đây chúng ta sẽ thấy một ví dụ
dũng cảm ngoan cường, không cái gì có thể thắng nổi của công nhân Anh, chỉ đến khi phản
kháng không có lợi gì nữa và đã mất hết ý nghĩa thì họ mới chịu nhượng bộ trước bạo lực.
Chính trong cái tinh thần kiên nhẫn trấn tĩnh ấy, trong cái quyết tâm bền bỉ mỗi ngày phải
chịu hàng trăm lần thử thách ấy, công nhân Anh đã tỏ rõ cái khía cạnh đáng quý nhất của tính

cách họ. Những người đã chịu đựng mọi đau khổ để bẻ gẫy sự phản kháng của một tên tư sản
độc nhất, những người ấy có thể bẻ gãy lực lượng của toàn bộ giai cấp tư sản. Ngoài những
cái ấy ra, người công nhân Anh cũng rất nhiều lần tỏ ra dũng cảm. Sở dĩ cuộc bãi công năm
1842 không thu được kết quả nhiều hơn, một phần vì công nhân bị giai cấp tư sản bức phải
bãi công, một phần vì bản thân họ chưa nhận thức rõ về mục đích của cuộc bãi công và chưa
được đoàn kết nhất trí. Nhưng trong những trường hợp khác, khi đã có mục đích xã hội
ràng thì nhiều khi họ đã tỏ ra rất dũng cảm. Không cần nói đến cuộc khởi nghĩa ở Oen-xơ
năm 1839, khi tôi đang ở Man-se-xtơ (tháng năm 1843), ở đây đã nổ ra một cuộc chiến đấu
thực sự. Một nhà máy làm gạch (Pô-linh và Hen-phri) tăng thêm kích thước của hòn gạch mà
không tăng lương, mặc dù hòn gạch lớn hơn phải bán đắt hơn; công nhân đòi tăng lương bị
cự tuyệt nên họ đình công, đồng thời công liên cũng tuyên bố tẩy chay hãng ấy. Nhưng hãng
ấy bỏ nhiều công sức thuê được công nhân ở các vùng lân cận và trong knobsticks. Đối với
những công nhân ấy, lúc đầu công liên chỉ có ý định đe doạ. Để bảo vệ nhà máy, công ty thuê
mười hai tên đã từng đi lính hoặc làm cảnh sát và phát súng cho chúng. Vì đe doạ không có
hiệu quả cho nên một hôm khoảng mười giờ tối, một toán công nhân làm gạch bố trí thành
đội hình chiến đấu với hàng tiền vệ có trang bị súng, tấn công vào nhà máy ở cách trại lính
của đơn vị bộ binh chỉ vẻn vẹn 400 bước

154

1)

. Công nhân lọt vào khu vực nhà máy, thấy bọn

bảo vệ liền bắn vào chúng, giẫm nát gạch phơi ở đất, xô đổ những đống gạch khô, gặp cái gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.