C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 397

công nhân. Chính cái nhiệt tình mà giai cấp tư sản biểu hiện đó đã chứng tỏ rằng việc ấy có
quan hệ với lợi ích của chúng nhiều lắm; không nói đến những tổn thất trực tiếp do bãi công
gây nên, thì tình hình thực tế là thế này: cái gì chui vào túi của chủ xưởng tất là phải móc ở
túi công nhân ra. Dù cho công nhân không hiểu một cách đầy đủ rằng công liên có thể hạn
chế một phần nào khát vọng điên cuồng của bọn chủ đua nhau hạ tiền lương, nhưng họ cũng
biết rằng bảo tồn công liên là làm hại cho kẻ địch của mình là chủ xưởng, cho nên họ không
rời bỏ công liên. Trong chiến tranh, bên này thiệt hại thì bên kia được lợi, và vì công nhân và
chủ xưởng ở trong trạng thái chiến tranh cho nên trong trường hợp này họ cũng hành động
như bọn vua chúa chí tôn khi chúng túm tóc nhau. - Trong tất cả bọn tư sản, kẻ địch điên
cuồng nhất của công liên cũng vẫn là ông bạn quen biết của chúng ta, bác sĩ I-u-rơ. Ông ta
tức giận đến sùi bọt mép khi nói đến "toà án bí mật" của những thợ kéo sợi bông - đội ngũ
công nhân lớn mạnh nhất -, đến cái toà án tỏ ra có thể bắt bất cứ tên chủ xưởng nào không
theo lệnh phải bó tay, "và do đó làm cho những người đã bao nhiêu năm nuôi nấng họ bị phá
sản". Ông ta còn nói đến cái thời "mà đầu óc phát minh và quả tim khích động của công
nghiệp sẽ bị nô dịch bởi những chân tay ở dưới không yên phận" - Ôi, Mê-nê-ni-út A-gríp-pa
hiện đại ơi!

113

Tiếc rằng công nhân Anh không giống như những người bình dân La Mã mà

dễ bị những chuyện ngụ ngôn làm cho yên lòng ! Cuối cùng, U-rơ còn kể một câu chuyện lý
thú dưới đây: Trước kia có thời những thợ kéo sợi kéo sợi thô trên chiếc máy mun đã lạm
dụng bừa bãi sức lực của mình. Tiền lương cao không làm cho họ biết ơn chủ xưởng và lo
trau dồi trí tuệ (tất nhiên là trong những ngành khoa học không có hại gì và thậm chí còn có
lợi cho giai cấp tư sản nữa), trái lại, lại khiến cho họ trở thành ngạo mạn và cho phép họ có
thể bỏ tiền ra để nâng đỡ cái tinh thần phản kháng trong những cuộc bãi công nổ ra liên tiếp
trong các công xưởng hoàn toàn

không có nguyên nhân. Khi loạt sự kiện bất hạnh ấy xảy ra ở Hai-đơ, Đa-kin-phin-đơ và các
vùng lân cận, những chủ xưởng ở vùng ấy sợ sự cạnh tranh của người Pháp, người Bỉ và
người Mỹ cướp mất thị trường, đã đến tìm xưởng chế tạo máy của Sác-pơ, Rô-bớt và công ty
xin ông Sác-pơ trổ tài phát minh của ông để thiết kế một máy mun tự động nhằm "cứu vớt
nền sản xuất khỏi sự nô dịch cay đắng và khỏi sự huỷ diệt đang đe dọa nó".

"Mấy tháng sau, một chiếc máy được chế tạo xong, hình như nó có đủ cả trí tuệ, cảm giác và ngón tay của một người

công nhân thành thạo. Thế là con người sắt - công nhân gọi cái máy ấy như thế - theo mệnh lệnh của Mi-néc-vơ mà nảy sinh

ra từ tay của Prô-mê-tê hiện đại. Đó là vật sáng tạo mang sứ mệnh khôi phục trật tự giữa các giai cấp công nghiệp và đảm

bảo quyền thống trị của người Anh trong công nghiệp. Tin tức về cái kỳ công mới kiểu Héc-quyn ấy gieo sự sợ hãi vào công

liên, và chưa bước ra khỏi nôi, vật sáng tạo kỳ diệu đó đã bóp chết con Hy-đrơ vô chính phủ".

Tiếp đó, I-u-rơ lại chứng minh rằng sự phát minh cái máy có thể in bốn, năm mầu một lúc

là kết quả của sự náo động của công nhân in vải hoa, rằng hành động phản kháng của công
nhân hồ sợi dọc ở công xưởng dệt lại dẫn đến sự ra đời của một cái máy hồ sợi hoàn thiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.