tuần bị quăng xuống cái hố sâu 14 phút, người cố đạo đọc kinh cho nhanh rồi người ta lấp
qua loa để thứ tư tuần sau lại bới lên mà ném xác khác xuống cho tới bao giờ đầy không nhét
được vào đâu được nữa mới thôi. Vì thế mùi thối xông lên từ những xác chết thối rữa lan ra
khắp vùng quanh đó.- Ở Man-se-xtơ, nghĩa địa người nghèo nằm trên bờ sông Ai-rơ-cơ, đối
diện với thành phố cũ; đó cũng là một bãi hoang vu chỗ lồi chỗ lõm. Cách đây hai năm người
ta đặt một đường xe lửa chạy qua. Nếu là một nghĩa địa của các vị đáng tôn kính thì không
biết giai cấp tư sản và các giới tu hành sẽ la ó đến thế nào về hành vi xúc phạm thánh thể ấy!
Nhưng đây là nghĩa địa người nghèo, là nơi an nghỉ cuối cùng của người nghèo đói và "người
thừa", nên người ta thản nhiên như không. Thậm chí người ta cũng chẳng thèm rời những xác
chưa rữa hết sang nơi khác của nghĩa địa. Chỗ nào tiện làm đường là họ đào, đóng cọc xuống
mồ mả mới, đến nỗi nước chứa đầy chất thối rữa trào lên từ bùn nhão khiến các vùng quanh
đó đầy mùi hôi hám có hại vô cùng. Tôi không có ý định thuật lại tỉ mỉ ở đây những hành vi
tàn bạo ghê gớm đã xảy ra bấy giờ.
Phải chăng còn có thể ngạc nhiên khi thấy những người nghèo không chịu xin cứu tế xã
hội trong điều kiện như thế, khi thấy họ thà chịu chết đói chứ không muốn vào những ngục
Ba-xti ấy? Tôi đã thấy năm trường hợp người ta thà chịu chết đói theo nghĩa thật của từ này,
hơn nữa trước khi chết mấy hôm, khi cơ quan trợ giúp người nghèo từ chối không chịu giúp
cho họ một cái gì ngoài nhà tế bần thì họ thà chịu đói chứ không vào cái địa ngục ấy. Về mặt
này tiểu ban luật về người nghèo đã hoàn toàn đạt mục đích của họ. Nhưng đồng thời việc
thành lập các nhà tế bần, hơn hết thảy mọi biện pháp nào khác của giai cấp đang nắm chính
quyền, càng khơi thêm mối căm thù của giai cấp vô sản đối với giai cấp có của mà đại đa số
hân hoan phấn khởi về đạo luật mới về người nghèo. Từ Niu-cát-xơn đến Đu-vrơ, đạo luật
này đã gây nên tiếng thét căm hờn nhất trí trong công nhân. Trong luật ấy, giai cấp