điều tra và đã phát hiện được rằng ở đây có một phụ nữ mất trí làm hộ lý, chị ta thực hiện đối
với bệnh nhân những điều hết sức kỳ quái: những bệnh nhân hay làm ồn hoặc đêm hay trở
dậy, ban đêm bị trói vào giường bằng giây thừng, để cho các hộ lý khỏi phải thức trông bệnh
nhân; đã có một bệnh nhân chết trong khi bị trói như vậy.- Trong nhà tế bần ở Xanh-Păng-
cra-xơ ở Luân Đôn, nơi đây người ta may quần áo lót rẻ tiền, một người đàn ông mắc bệnh
động kinh khi lên cơn đã bị chết ngạt trên giường mà không có ai đến cứu. Cũng ở nhà tế bần
này có đến bốn, sáu, có lúc tới tám đứa trẻ nằm chung một giường. - Trong nhà tế bần ở So-
rơ-đích ở Luân Đôn đã có người nằm chung với một người đang sốt mê man trên một chiếc
giường đầy rệp. - Trong nhà tế bần ở Bét-nan-Grin ở Luân Đôn, một chị có mang sáu tháng
không được vào ở phòng trong mà bị nhốt cùng với đứa con chưa đầy hai tuổi trong phòng
khách khoá chặt không có giường, không có chỗ đại tiểu tiện, suốt từ ngày 28 tháng Hai tới
ngày 20 tháng Ba 1844. Chồng chị ấy cũng bị đưa đến nhà tế bần và khi anh ta xin cho vợ
được thả ra khỏi cảnh giam cầm thì người ta cho rằng anh ta hỗn xược, đã phạt giam anh ta
trong ngục tối 24
giờ chỉ cho ăn bánh mì với nước lã.- Tháng Chín 1844, trong nhà tế bần ở Xlao gần Vin-do
có một người sắp chết; vợ anh ta đến ngay Xlao để thăm chồng sau khi được tha; chị tới nơi
lúc mười hai giờ đêm, vội vã đi đến nhà tế bần, nhưng người ta nhất định không cho vào; mãi
đến sáng hôm sau chị ấy mới được phép gặp chồng chỉ trong vòng nửa giờ, có mặt người nữ
quản đốc ở đó; mấy lần thăm sau cũng vẫn có mặt người nữ quản đốc, vừa hết nửa giờ là
giục chị ấy phải ra.- Trong nhà tế bần ở Mít-đơn-tơn ở Lan-kê-sia, một căn phòng có đến 12
người ngủ, có lúc đến 18 người, cả nam nữ. Cơ quan này không bị đạo luật mới về người
nghèo chi phối mà chỉ theo đạo luật đặc biệt trước kia (luật Ghin-be). Người quản đốc đã mở
ở đấy một xưởng sản xuất rượu bia riêng của hắn.- Ngày 31 tháng Bảy 1844, ở Xtốc-poóc có
một ông già bảy mươi hai tuổi bị người ta lôi ra toà án hoà giải vì từ chối không chịu đập đá
viện cớ rằng mình già quá cứng đầu gối, không làm nổi việc ấy. Ông cụ đã uổng công cầu xin
làm việc gì khác cũng được, miễn là vừa sức; ông đã bị xử hai tuần khổ dịch trong nhà tù.-
Tháng Hai 1844, có cuộc điều tra ở nhà tế bần Bát-phoóc, người ta thấy khăn trải giường 13
tuần chưa thay, áo sơ-mi 4 tuần chưa thay, bít tất từ 2 tháng đến 10 tháng chưa thay, đến nỗi
trong 45 đứa trẻ chỉ còn ba đứa có bít tất, còn áo sơ-mi của mọi người đều rách tươm.
Giường thì đầy rệp, bát đĩa thì rửa trong thùng nước bẩn.- Ở nhà tế bần trong khu Tây Luân
Đôn có một người gác cửa mắc bệnh giang mai, hắn đã truyền bệnh cho bốn người con gái
mà vẫn không bị đuổi. Một người gác cổng khác đã đem thiếu nữ bị câm và điếc ở một phân
xưởng giấu trên giường mình để ngủ với nó trong bốn ngày mà cũng không bị đuổi.
Người ta đối xử với người chết cũng không hơn gì với người sống. Người nghèo chết thì
chôn qua loa chẳng khác gì súc vật chết. Nghĩa địa người nghèo Xanh-Brai-đơ ở Luân Đôn là
một bãi lầy trơ trụi, dùng làm nghĩa địa từ thời Sác-lơ II, ngổn ngang những đống xương
trắng. Cứ tới thứ tư thì người nghèo chết trong