C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 519

được con đường qua mớ bòng bong lịch sử và cuối cùng đau đớn lắm mới nặn ra được cái vỏ
tam đoạn thức - bất chấp bốn đế quốc thế giới; còn những kết cấu sau Hê-ghen thì khỏi phải
bàn đến. Bởi vì, nếu như kết cấu của Hê-ghen dù sao cũng còn có một nội dung nào đó, dù là
bị bóp méo, thì trong những hệ thống của các nhà phát minh sau Hê-ghen, kết cấu đó chẳng
có nội dung nào cả.

Sau hết, đã đến lúc người Đức ngừng khoe khoang về tính thận trọng của mình. Từ những

tài liệu vô vị nhất, họ không những có thể tuỳ tiện đưa ra cho ngài một kết luận mà còn có thể
gắn liền kết luận ấy với lịch sử thế giới. Dựa vào sự kiện mà lần đầu tiên họ bắt gặp qua tay
người thứ ba, sự kiện mà ngay cả bản thân họ cũng không rõ nó diễn ra thế này hay thế khác,
họ vẫn có thể chứng minh với ngài rằng nó phải như thế này chứ không thể như thế khác
được. Phải chăng ở Đức còn có người viết về vấn đề chủ nghĩa xã hội đã không nói về Phu-
ri-ê một câu nào đó thực sự làm mất tín nhiệm đối với tính thận trọng của người Đức hay
sao? Trong số những người này có ông Cai-dơ

164

đã nhanh nhảu lợi dụng "Tác phẩm kiệt

xuất của L.Stai-nơ" để sáng lập ra một kết cấu có tính chất lịch sử toàn thế giới, nhưng tiếc
thay trong đó có một thiếu sót là tất cả những sự thật mà ông dựa vào ấy lại toàn là những
điều giả dối. Còn về Phu-ri-ê thì lý luận Đức đã xác định cho ông "địa vị trong sự phát triển
của ý niệm tuyệt đối" ít ra là hai chục lần rồi - cái địa vị ấy lại mỗi lần một khác và mỗi lần lý
luận Đức về cơ bản lại dựa vào ông Stai-nơ hoặc dựa vào những văn kiện khác cũng không
đáng tin cậy lắm. Cho nên "chủ nghĩa xã hội tuyệt đối" của Đức mới thảm hại đến ghê tởm
như vậy. Một tí chút về "tình người" - như hiện nay người ta vẫn thường nói, một tí chút về
"sự thực hiện" tính người hoặc đúng hơn là tính vật ấy, một tí chút về tài sản kiểu Pru-đông -
qua tay người thứ ba hoặc thứ tư, - mấy lời than vãn cho giai cấp vô sản, đôi lời về tổ chức
lao động, thành lập mấy đoàn thể đáng thương nhằm cải thiện tình cảnh của giai cấp bên dưới
trong dân cư - trên thực tế rất dốt nát về khoa kinh tế chính trị và tình hình
xã hội hiện thực, - toàn bộ cái "chủ nghĩa xã hội" ấy được quy tụ vào mấy điểm trên, nó đã
mất nốt giọt máu cuối cùng, mất nốt một chút nghị lực về lực lượng cuối cùng, vì trong lĩnh
vực lý luận nó thiếu tính đảng, vì nó mang "sự yên ổn tuyệt đối của tư tưởng". Song người ta
lại muốn dùng những lời nói suông ấy để thúc đẩy nước Đức đứng lên làm cách mạng, dẫn
dắt giai cấp vô sản hoạt động, khích lệ quần chúng suy nghĩ và hành động!

Nếu như các vị phó giáo sư nửa vời và hoàn toàn là cộng sản chủ nghĩa của nước Đức

chúng ta chịu bỏ ra chút ít công sức đọc qua các tác phẩm chính của Phu-ri-ê, mà đối với họ
cũng không khó hiểu hơn bất cứ một cuốn sách Đức nào thì họ sẽ tìm được ở đây nguồn tài
liệu phong phú để suy đoán và sẽ đạt được những mục đích khác! Họ cũng sẽ tìm thấy ở đấy
hàng loạt những tư tưởng mới mà hiện nay vẫn còn mới mẻ đối với nước Đức! Nhưng cho
tới nay, những con người tốt bụng vẫn chưa đưa ra được điều chê trách gì đối với xã hội hiện
đại, trừ đối với tình cảnh của giai cấp vô sản mà họ có thể nói được cũng không nhiều lắm.
Dĩ nhiên tình cảnh của giai cấp vô sản là điều chủ yếu, nhưng chẳng lẽ sự phê phán đối với
xã hội hiện đại chỉ bó hẹp ở đấy hay sao? Dựa vào ví dụ về Phu-ri-ê là người hoàn toàn ít đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.