C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 518

Đoạn văn này không phải là đoạn thiên tài nhất của Phu-ri-ê, thậm chí cũng không phải là
đoạn hay nhất trong những đoạn ông viết về thương nghiệp, - nhưng trừ Vai-tlinh thì chưa có
nhà xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản chủ nghĩa Đức nào viết được cái gì có thể so sánh dù chỉ
một chút thôi với bản thảo này.

Để bạn đọc Đức khỏi phí công sức vào việc đọc chính ngay tạp chí "Phalange", tôi phải

nêu rõ rằng tạp chí này thuần tuý chỉ là trò đầu cơ làm tiền của phái Phu-ri-ê và những bản
thảo của Phu-ri-ê đăng trong đó có giá trị rất khác nhau. Các ngài thuộc phái Phu-ri-ê phát
hành tạp chí này đã trở thành những nhà lý luận hợm mình giống như người Đức, họ đã dùng
những lời thuyết giáo thiêng liêng, trang trọng, không thực tế, tối nghĩa để thay thế cho sự
châm biếm mà bậc thày của họ đã dùng để bóc trần thế giới tư sản, do đó họ đã bị chê cười ở
Pháp nhưng lại được tôn trọng ở Đức. Thắng lợi tưởng tượng của học thuyết Phu-ri-ê mà họ
mô tả trong số 1 tạp chí "Phalange" có thể làm cho các vị giáo sư của phương pháp tuyệt đối
sung sướng phát điên lên được.

Tôi mở đầu bài này bằng nhan đề đã được công bố trong cuốn "Học thuyết về bốn vận

động". Phần lớn đoạn văn này cũng đã được in trong sách ấy, nhưng ở đây tôi chỉ trích dẫn
phần cần thiết nhất

163

.

.................................................................

Phu-ri-ê viết như thế ấy. Phần tiếp theo của bài này trong số 2 tạp chí "Phalange" gồm 3

chương về giao dịch chứng khoán, và mua vét đầu cơ (accaparement) và về hiện tượng ăn
bám, nhưng
phần lớn mấy chương đó đều đã được in trong "Bốn vận động". Một phần vì nguyên nhân ấy,
một phần vì những đoạn trích trên kia đã hoàn toàn đầy đủ cho mục đích của tôi nên tôi kết
thúc ở đây.

Hãy để cho các ngài học giả Đức đang sốt sắng lựa gió rẽ sóng và ra sức câu lấy "những

nguyên tắc" của chủ nghĩa xã hội trong "biển cả" lý luận "mênh mông" không đáy

189

1*

noi

gương commis marchand

190

2*

Phu-ri-ê. Phu-ri-ê không phải là một nhà triết học, ông ghét cay

ghét đắng triết học, chế giễu nó đủ điều trong các tác phẩm của mình và đưa ra nhiều lý do
mà các "nhà triết học xã hội chủ nghĩa" Đức chúng ta cần lưu ý. Đúng là họ có thể bác bỏ tôi
rằng Phu-ri-ê cũng không "kém phần trừu tượng", rằng dựa vào sự phân loại của mình ông đã
nghĩ ra thần và thế giới chẳng kém gì Hê-ghen, nhưng điều đó không cứu vãn nổi họ. Sự quái
đản, dù sao chăng nữa thì cũng là thiên tài, của Phu-ri-ê cũng không bào chữa được cho cái
gọi là cấu tạo nhạt nhẽo của lý luận Đức khô khan. Phu-ri-ê tưởng tượng ra tương lai theo
cách nhìn của mình sau khi đã nhận thức đúng đắn quá khứ và hiện tại; lý luận Đức thoạt tiên
đã tuỳ tiện thanh toán lịch sử quá khứ rồi sau mới tuỳ tiện gán cho tương lai một phương
hướng nào đó. Hãy so sánh chẳng hạn các thời kỳ phát triển của xã hội (thời kỳ mông muội,
thời kỳ phụ hệ, thời kỳ dã man, thời kỳ văn minh) và các đặc trưng của những thời kỳ ấy do
Phu-ri-ê đưa ra với ý niệm tuyệt đối của Hê-ghen, cái ý niệm phải vất vả lắm mới tự mở ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.