C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 537

bọn". Trước khi rời Pa-ri, Ăng-ghen đã viết xong mấy chương mục mà mình đảm nhiệm. Mác đã gánh vác đại bộ

phận cuốn sách, cho tới cuối tháng Mười một 1844 mới viết xong; mặt khác, để viết những chương mục được phân

công, ông đã lợi dụng một phần bản thảo kinh tế - triết học mà ông viết vào xuân - hè năm 1844, đã lợi dụng những

điều thu hoạch được trong việc nghiên cứu lịch sử cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII và nhiều bút ký, trích

yếu khác, nên đã vượt xa khuôn khổ ấn định cho cuốn sách. Trong quá trình in, Mác đã thêm vào tên sách mấy chữ

"Gia đình thần thánh". Mục lục quyển sách này đã nói rõ những chương mục nào do Mác viết, những chương mục

nào do Ăng-ghen viết. Quyển sách này khổ nhỏ, dày hơn 20 trang in, vì vậy căn cứ vào quy định thời bấy giờ của một

số bang ở Đức, nó không bị cơ quan kiểm tra sách báo kiểm duyệt trước. -9.

2"Allgemeine Literatur Zeitung" ("Báo văn học phổ thông") là tạp chí tiếng Đức ra hàng tháng, do B. Bau-ơ thuộc phái Hê-

ghen trẻ chủ biên, phát hành ở Sác-lốt-ten-bua từ tháng Chạp 1843 đến tháng Mười 1844, -13.

3 Đây là nói về bài "Luận văn về bần cùng hoá" của C.Rai-sơ-hát đăng trên "Allgemeine Literatur-Zeitung" số 1 và 2 (tháng

Chạp 1843 và tháng Giêng 1844). -15.

4 "Mühleigner" (nghĩa đen là: "chủ xưởng xay bột"), tiếng Đức vốn không có chữ này, mà là dịch từ tiếng Anh mill-owner -

người sở hữu công xưởng, chủ xưởng. Ở đây Ăng-ghen có ý châm biếm G. Phau-sơ, một cộng tác viên của "Allgemeine

Literatur-Zeitung", đã sử dụng trong các bài báo của mình một chữ do ông đặt ra theo hình thức chữ Anh. -19.

5 Ăng-ghen chỉ bài "Vấn đề bức thiết trong đời sống nước Anh" của G.Phau-sơ đăng trên tờ "Allgemeine Literatur-Zeitung"

số 7 và 8 (tháng Sáu và Bảy 1844). -19.

6 Đồng minh chống đạo luật ngũ cốc do Cốp-đen và Brai-tơ chủ xưởng ở Man-se-xtơ thành lập năm 1838. Đạo luật ngũ cốc

nhằm hạn chế, thậm chí cấm nhập khẩu ngũ cốc của nước ngoài, được ban hành ở Anh để bảo vệ lợi ích của bọn đại địa

chủ. Đồng minh này đòi hoàn toàn tự do mậu dịch. Phế bỏ đạo luật ngũ cốc nhằm mục đích hạ thấp tiền lương của công

nhân, làm suy yếu địa vị kinh tế và chính trị của địa chủ quý tộc. Trong cuộc đấu tranh chống địa chủ, Đồng minh đã định

lợi dụng quần chúng công nhân, nhưng chính lúc đó, những công nhân tiên tiến nước Anh đã bắt đầu bước vào một

phong trào công nhân có tổ chức, độc lập về chính trị (phong trào Hiến chương).

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản công nghiệp và quý tộc địa chủ về vấn đề đạo luật ngũ cốc đã kết thúc năm

1846 khi thông qua dự luật phế bỏ đạo luật ngũ cốc. -21.

7 Cuộc đấu tranh ở Anh đòi hỏi hạn chế bằng pháp luật thời gian lao động xuống ngày 10 giờ bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII

và đầu những năm 30 thế kỷ XIX đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng vô sản tham gia. Vì đại biểu của quý tộc địa chủ

ra sức lợi dụng khẩu hiệu ăn sâu vào lòng người đó trong cuộc đấu tranh của chúng chống lại giai cấp tư sản công nghiệp,

nên trong nghị viện chúng đã ủng hộ dự luật ngày làm 10 giờ; từ năm 1833, nhân vật chủ chốt ủng hộ dự luật đó tại nghị

viện là bá tước Ê-sli, "nhà từ thiện thuộc đảng To-ri",- 22.

8 Đây là câu nói của B.Bau-ơ trong cuốn sách của ông "Die gute Sache der Freiheit und meine eigene Angelegenheit".

Zürich und Winterthur, 1842 ("Sự nghiệp chính nghĩa tự do và sự nghiệp của chính tôi " xuất bản năm 1842 ở Xuy-rích

và Vin-téc-tua).- 25.

9 Đây là nói về bài "Ngài Nau-véc và hệ triết học" đăng trong "Allgemeine Literatur-Zeitung" số 6 (tháng Năm 1844) ký tên

"I.U." - chữ cái đầu tiên của họ I-ung-nít-xơ (Jungnitz). -26.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.