về triết học và chính luận hiện đại ở Đức") xuất bản ở Thuỵ Sĩ. Những bài luận văn của C.Mác, B.Bau-ơ, Ph. Cớp-pen,
A.Ru-gơ cũng đều được thu nhập trong văn tập gồm hai tập đó.-125.
35 Phái khống luận là một nhóm chính khách tư sản Pháp ở thời kỳ Phục tích (1815- 1830); là những người quân chủ lập
hiến, kẻ thù độc ác của phong trào dân chủ và cách mạng, phái khống luận rất muốn xây dựng ở Pháp khối đồng minh tư
sản và quý tộc theo kiểu nước Anh; nhân vật có tên tuổi nhất của phái này là nhà sử học Ph. Ghi-đô và nhà triết học
P.Roay-ê Côn-la mà quan điểm về mặt triết học là phản động đối với chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII và đối với
những tư tưởng dân chủ cách mạng tư sản Pháp. -129.
36 Mác chỉ bài "Luận văn mới nhất về vấn đề Do Thái" của B.Bau-ơ đăng trên "Allgemeine Literatur-Zeitung" số 1 (tháng
Chạp 1843).- 131.
37 G. W. F.Hegel. Werke. Bd. VIII, S. 12, Berlin, 1833, "Grundlinien der Philosophie des Rechts". Vorrede (G. V. Ph. Hê-
ghen, Toàn tập, t. VIII, tr. 12, Béc-lin, 1833. "Những nguyên lý của triết học pháp quyền", Lời tựa).-132.
38 Đây là chỉ bài báo của C.Mác "Vấn đề Do Thái". Xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 525-568.- 132.
39 Chỉ bài bình luận của B.Bau-ơ đối với tập bài giảng thứ nhất của Hin-rích, một phần tử thuộc phái Hê-ghen cánh hữu,
xuất bản ở Ha-lơ năm 1843 dưới đầu đề "Politische Vorlesungen", Bd. I-II ("Bài giảng chính trị" tập I-II). Bài bình luận
này của Bau-ơ đăng trên "Allgemeine Literatur-Zeitung" số 1 (tháng Chạp 1843). Bài
sau tức là "Hin-rích", số 2, chỉ bài bình luận của B.Bau-ơ đối với tập bài giảng thứ hai, đăng trên "Allgemeine
Literatur-Zeitung" số 5 (tháng Tư 1844).- 137.
40 "Staat, Religion und Parthei". Leipzig, 1843. Cuốn sách của B.Bau-ơ xuất bản nặc danh.- 137.
41 L. Feuerbach. "Grundsätze der Philosophie des Zukuft". Zürich und Winterthur, 1843 (L. Phoi-ơ-bắc, "Những nguyên lý
của triết học tương lai", Xuy-rích và Vin-téc-tua, 1843).- 139.
42 Đoạn này và những đoạn trích dẫn phía dưới đều trích ở bài báo thứ hai của B.Bau-ơ viết để bác bỏ những người phê
bình quyển "Vấn đề Do Thái" của ông ta. Nhan đề bài thứ hai của Bau-ơ cũng giống bài thứ nhất "Luận văn mới nhất về
vấn đề Do Thái" đăng trên "Allgemeine Literatur-Zeitung" số 4 (tháng Ba 1844).-143.
43 Đây là đầu đề của một bài báo của Bau-ơ đăng trên "Allgemeine Literatur-Zeitung" số 8 (tháng Bảy 1844). Hầu hết
những lời trích dẫn mà Mác rút ở tờ "Allgemeine Literatur-Zeitung" để đưa vào mục "Cuộc chinh phạt thứ ba của sự phê
phán tuyệt đối" đều trích ở bài báo này.- 151.
44 "Deutsche Jahrbücher" là tên gọi tắt của tạp chí văn nghệ, triết học của phái Hê-ghen trẻ:
"
Deutsche Jahrbücher für
Wissenschaft und Kunst" ("Niên giám nước Đức về các vấn đề khoa học và nghệ thuật"). Tạp chí này xuất bản từ tháng
Bảy 1841 ở Lai-pxích, do A.Ru-gơ là chủ bút. Trước đó (từ 1838 đến 1841) tạp chí này đã xuất bản dưới tên gọi
"Hallische Jahrbücher für deutsche Wissenschaft und Kunst" ("Niên giám Ha-lơ về khoa học và nghệ thuật Đức"). Vì
"Hallische Jahrbücher" ("Niên giám Ha-lơ") bị đe doạ cấm phát hành ở Phổ nên ban biên tập chuyển từ Ha-lơ sang Dắc-
den và đổi tên tờ tạp chí. Tháng Giêng 1843, chính phủ Dắc-den đóng cửa tạp chí "Deutsche Jahrbücher", đồng thời Nghị
viện liên bang quyết định cấm xuất bản tạp chí đó trong toàn quốc Đức.- 152.
45 "Rheinische Zeitung für Politik, Handel und Gewerbe" ("Nhật báo tỉnh Ranh về các vấn đề chính trị, thương mại và công
nghiệp") là báo ra hằng ngày xuất bản ở Khuên từ tháng Giêng 1842 đến 31 tháng Ba 1843. Tờ báo do đại biểu của giai