cấp tư sản miền Ranh sáng lập, có tinh thần chống đối chính thể chuyên chế Phổ. Tờ báo đã thu hút được sự cộng tác của
một số phần tử thuộc phái Hê-ghen trẻ. Tháng Tư 1842 Mác bắt đầu cộng tác với "Rheinische Zeitung" và từ tháng Mười
năm ấy, Mác tham gia vào ban biên tập. Nhiều bài báo của ¨ng-ghen cũng đã được đăng trên "Rheinische Zeitung". Thời
gian Mác ở trong ban biên tập, tờ báo
đó ngày càng có tính chất dân chủ cách mạng rõ rệt. về sau "Rheinische Zeitung" đã phải đình bản vì sự kiểm duyệt
gắt gao của chính phủ. - 152.
46 B.Bauer, "Das entdeckte Christenthum". Zürich und Winterthur, 1843.- 153.
47 B.Bauer, "Kritik der evangelischen Geschichte der Synoptiker", Bd, 1 - 2, Leipzig, 1841; Bd. 3, Braunschweig, 1842
(B.Bau-ơ, "Phê phán lịch sử các bộ phúc âm đối quan". T. 1 - 2, Lai-pxích, 1841, t. 3, Brao-svai-gơ. 1842). Trong sách
báo về lịch sử tôn giáo, người ta gọi tác giả ba bộ phúc âm đầu tiên (tức ba thiên phúc âm Ma-ti-ơ, Ma-cơ và Lu-ca) là
các tác giả phúc âm đối quan. - 158.
48 Chỉ bài báo của C.Mác "Vấn đề Do Thái", Xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr . 525-568.- 162.
49 Chỉ bài báo của B.Bau-ơ "Khả năng giành tự do của người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc hiện tại" được đưa vào văn tập
"Einundz wanzig Bogen aus der Schweiz" ("Hai mươi mốt trang từ Thuỵ Sĩ gửi về"). Văn tập này do nhà dân chủ tiểu tư
sản và nhà thơ G.Héc-vếch xuất bản ở Xuy-rích và Vin-téc-tua năm 1843.- 162.
50 "Die evangelische Landeskirche Preusens und die Wissenschaft". Leipzig, 1840 ("Tân giáo Phổ và khoa học", Lai-pxích,
1840) là tác phẩm của B.Bau-ơ xuất bản không ghi tên tác giả.- 170.
51 Cercle social (Nhóm xã hội) là một tổ chức do đại biểu của những phần tử trí thức dân chủ thành lập, hoạt động ở Pa-ri
vào những năm đầu của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII. Địa vị của Cercle social trong lịch sử tư tưởng cộng
sản chủ nghĩa có thể thấy được qua thực tế sau: nhà tư tưởng C.Phô-sơ đòi chia đều ruộng đất, hạn chế tài sản quá nhiều
và đòi việc làm cho tất cả công dân có năng lực lao động. Sự phê phán của C.Phô-sơ với quyền bình đẳng hình thức ghi
trong văn kiện của cách mạng Pháp đã chuẩn bị cho nhà lãnh đạo "phái người điên" là Giắc-cơ Ru phát biểu những ý kiến
táo bạo hơn về vấn đề đó.- 181.
52 P. J. G. Cabanis "Rapports du physique et du moral de I'homme". Xuất bản lần thứ nhất ở Pa-ri năm 1802, phần lớn của
tác phẩm này đã được đăng trên tạp chí học thuật của Viện hàn lâm khoa học Pháp từ 1798 đến 1799.- 192.
53 Phái Gian-xê-ni-uýt (lấy tên của nhà thần học Hà Lan Coóc-nê-li-uýt Gian-xen) là những người đại biểu cho trào lưu đối
lập trong tín đồ Thiên chúa giáo ở Pháp vào thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, họ đã phản ánh tâm trạng bất mãn của một
bộ phận giai cấp tư sản Pháp đối với tư tưởng phong kiến của đạo Thiên chúa chính thống.- 192.
54 J. Locke. "An Essay concerning Human Understanding" (G. Lốc-cơ, "Khái luận về lý tính con người") xuất bản lần thứ
nhất ở Luân Đôn năm 1690.- 194.
55 "Essai sur l'origine des connaissances humaines" là cuốn sách của Công-đi-ắc xuất bản không ghi tên tác giả lần thứ nhất
ở Am-xtéc-đam vào năm 1746.- 198.
56 Helvétius. "De l'homme, de ses facultés intellectuelles et de son éducation" (Hen-vê-ti-uýt, "Bàn về con người, những trí
năng và sự giáo dục con người"), được xuất bản lần đầu tiên ở La Hay năm 1773 sau khi tác giả mất và với sự giúp đỡ
của Đ.A. Gô-li-txưn, đại sứ Nga ở Hà Lan.- 198.