CÀ PHÊ ĐỢI MỘT NGƯỜI - Trang 40

12 điểm dọc theo tuyến đường sắt nối Bắc Kinh với Thiên Tân để đảm bảo
lưu thông giữa thủ đô với cảng biển. Theo một hiệp định bổ sung ngày 15
tháng Bảy năm 1902 các lực lượng bảo vệ này được phép tập trận mà
không phải thông báo trước cho chính quyền Trung Quốc.

(4) Tên tiếng Anh: One-Dimensional Man: Studies in the Ideology of
Advanced Industrial Society, là cuốn sách được viết năm 1964 của nhà triết
học Herbert Marcuse. Marcuse phê bình cả chủ nghĩa tư bản hiện đại và xã
hội cộng sản của Liên bang Xô Viết, đưa ra các tài liệu chứng minh sự xuất
hiện của một hình thức đàn áp xã hội mới trong cả hai xã hội trên, cũng như
sự đi xuống của tiềm năng cách mạng ở phương Tây.

(5) Herbert Marcuse (1898-1979) nhà triết học, lý luận chính trị và nhà xã
hội học người Đức, một thành viên của truờng phái Frankfurt, ông được coi
là “cha đẻ của chính trị tân cánh tả”. Marcuse là một nhân vật có ảnh hưởng
lớn về mặt tư tưởng tới những phong trào cánh tả và học sinh thập niên
1960.

(6) Trường phái Frankfurt (tiếng Đức: Frankfurter Schule) là trường phái lý
thuyết xã hội tân Marxist, gắn với Viện Nghiên cứu Xã hội của đại học
Frankturt am Main. Trường phái này bao gồm những người theo chủ nghĩa
Marx bất đồng chính kiến. Các tác phẩm của trường phái Frankfurt chỉ trích
cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, chỉ ra khả năng về một hướng
đi khác cho sự phát triển xã hội.

(7) Chủ nghĩa Tam dân là cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với
tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng
mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức
chính quyền của Đài Loan. Cương lĩnh chính trị này bao gồm: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

(8) “Tư niệm”: nhớ nhung; “huỳnh hỏa trùng”: con đom đóm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.