Chebrikov tiến dần từng bước trong công tác Đảng, đến năm 1967 đã là
Phó Bí thư Tỉnh ủy Dnepropetrovsk. Chebrikov là một cán bộ nghiêm
khắc, cứng rắn, tuân thủ điều lệ Đảng, rất nâng đỡ các vận động viên và
nhờ thế họ đã làm rạng danh tỉnh nhà, trong đó V.Lobanovski đã trở thành
ngôi sao bóng đá quốc gia.
Tướng V.Ivanenko kể về ông như một thủ trưởng nghiêm khắc, lúc nào
cũng nguyên tắc, một con người khô khan, buồn tẻ. Và ông từ
Dnepropetrovsk nên người ta cho rằng ông là người của Brejnev. Nhưng kỳ
thực bằng cả tâm hồn và công tác, ông gắn bó với Andropov.
Hai phó của Andropov là Tvigun và Siniov là tay chân của Brejnev (hai
người này cũng đã làm tốn khá nhiều nơ-ron thần kinh của Andropov), còn
F.D.Bobkov là nhân vật kỳ cựu của KGB từ trước cả Andropov. Riêng
Chebrikov không bao giờ mơ chức Chủ tịch ủy ban và trước sau trung
thành với Andropov.
Năm 1971, Chebrikov trở thành Phó Chủ tịch ủy ban, và vào Trung
ương. Chebrikov đã đóng góp vào việc xây dựng tổ hợp kỹ thuật tác chiến
của KGB, được phong Anh hùng Lao động và nhận giải thưởng quốc gia.
Nhưng cả hai quyết định này đều không được công bố, vì những công trình
mà Chebrikov lãnh đạo là những công trình điều khiển bí mật để sử dụng
trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
*
Vài ngày sau khi Brejnev mất, việc đầu tiên trong sắp xếp nhân sự của
Andropov là cách chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Shelokov, và điều Fedorchuk
sang thay. Chức Chủ tịch KGB, Andropov đề nghị Chebrikov. Tại sao lại
không phải là Phó Chủ tịch phụ trách tình báo V.A.Kriuchkov - người cộng
sự đắc lực của Andropov từ thời ở Hungari, người đã lãnh đạo chiến dịch
Afganistan của KGB, đồng thời là người mà ông luôn luôn nâng đỡ và bồi
dưỡng? Đó là vì Chebrikov là một cán bộ Đảng chuyên nghiệp, giao phó
cho ông lãnh đạo một cơ quan là hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu và
tiêu chuẩn của chính sách cán bộ thời ấy.
Một năm sau, Andropov đề cử Chebrikov vào ủy viên dự khuyết Bộ
Chính trị và tại Hội nghị Trung ương tháng 12/1983, hội nghị mà Andropov