Các tổ chức phản cách mạng của thanh niên Nga kiều bắt đầu được thành
lập từ năm 1928, đến năm 1930, tại một cuộc hội nghị diễn ra từ ngày 1 đến
ngày 5 tháng bảy tại Belgrad, các tổ chức thanh niên lưu vong ở các nước
Pháp, Nam Tư, Bungari, Tiệp, Hà Lan thống nhất lại trong "Liên đoàn quốc
gia thanh niên Nga", thông qua hiến chương và bầu ban chấp hành do một
cựu sĩ quan tên là V.M.Baidalakov đứng đầu.
Nguyên là một sĩ quan Côdắc trong quân đội của Vrangel, Baidalakov
hân hoan chào đón việc đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức. Anh ta tán
thành chủ nghĩa bài Do Thái và không hề lo ngại vì xu hướng chống Slave
của Hitler.
Trong những năm đầu, chủ nghĩa phát xít xuất hiện như một cứu cánh
cho việc phục hồi lòng tự hào dân tộc và giải quyết nhiều vấn đề của các
quốc gia châu Âu.
Việc thanh niên châu Âu những năm 20 - 30 say mê chủ nghĩa Mác đã
được nghiên cứu kỹ. Nhưng còn việc một bộ phận thanh niên khác cùng lúc
đó say mê những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân tộc thì còn ít được
nghiên cứu. Từ "phát xít" (fascism) đối với một số đông người lại là bản
nhạc yêu nước. Trong bối cảnh đó, tình báo Liên Xô đã ghi nhận được việc
các tổ chức Nga kiều bắt liên lạc và tìm kiếm sự hợp tác với Đức phát xít.
Chúng thúc đẩy Đức cung cấp tài chính, và hứa bảo đảm nhân lực để tiêu
diệt chế độ Xô viết. Tổ chức Nga kiều phản động hoàn toàn trông chờ vào
nước Đức Quốc xã, vì đó là nước duy nhất đã tuyên chiến một mất một còn
với chủ nghĩa cộng sản.
KẾT CỤC CÙNG VỚI NHÓM TROT-XKIT HỮU KHUYNH
Ngày 25/9/1936, Stalin đang nghỉ ở Sochi (biển Đen), đánh một bức điện
về Matxcơva cho các ủy viên Bộ Chính trị. Bức điện do Stalin ký, và
Andrei Alexandrovich Jdanov - ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, ủy viên
Ban tổ chức Trung ương Đảng - cùng đứng tên
nội dung như sau: "Chúng tôi cho rằng hoàn toàn cần thiết đề bạt đồng chí
Ejov làm Dân ủy Nội vụ. Yagoda rõ ràng đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ
phát giác tập đoàn Trotxkit - Zinoviev. Trong việc này Cơ quan dân ủy Nội