rằng tập thể sẽ uốn nắn dần. Và đã uốn nắn, chỉ có điều người bị "uốn nắn",
mà uốn nắn một cách triệt để, đến nơi đến chốn lại chính là hai ông, chứ
không phải là Stalin.
NGA KIỀU
Khác với các Chủ tịch tiền nhiệm, Yagoda không sống ở nước ngoài,
không biết ngoại ngữ. Và khác với Menjinsky, Yagoda không quan tâm
nhiều đến tình báo.
Nhưng ông lại cũng không làm phiền những người làm tình báo, mà để
cho họ làm việc. Do đó mà dưới thời ông, tình báo Liên Xô đã tỏ ra hữu
hiệu. Sau này, khi Ejov lên, bắt đầu thanh lọc bộ máy tình báo, thì mới nảy
sinh vấn đề. Trong những năm mà chúng ta đang nói, Bạch vệ lưu vong bị
coi là nguồn gốc thường xuyên của nguy cơ phản cách mạng. Matxcơva
cho rằng các sĩ quan Bạch vệ cũ vẫn chuẩn bị về mặt vũ trang để chống phá
chế độ Xô viết. Thật ra những năm 30, tàn quân Bạch vệ lưu vong rải rác
khắp châu Âu khó có thể coi là mối đe doạ trực tiếp đối với đất nước. Song
những người lãnh đạo ở Matxcơva cho rằng trong trường hợp nổ ra xung
đột vũ trang chống Liên Xô, kẻ địch sẽ tung các đội quân Bạch vệ trở về
chống Liên Xô. Hơn nữa, Bạch vệ lưu vong vẫn giữ nguyên phiên chế cũ
cả ở nước ngoài, họ coi mình vẫn đang tiếp tục ở trong quân ngũ. Chúng
tìm hiểu sức mạnh Hồng quân và thỉnh thoảng tiến hành khủng bố trên lãnh
thổ Liên Xô, chờ dịp tấn công Liên Xô. Đó là lý do tại sao các trụ sở tình
báo Liên Xô ở các nước châu Âu tập trung nỗ lực vào việc chống các tổ
chức phản động Nga kiều.
Vào đầu những năm 30, tình báo Liên Xô chú ý tới một lực lượng mới
trong Nga kiều là tầng lớp thanh niên con cháu của những người lưu vong.
Họ lớn lên ở nước ngoài, ấm ức về thất bại của cha anh họ trước những
người bônsêvích và không hiểu tại sao cha anh họ không hành động để
phục thù. Một cuộc xung đột chính trị diễn ra giữa các thế hệ lưu vong.
Chính lớp thanh niên Nga kiều này sẵn sàng cầm vũ khí trở về quê hương
chiến đấu. Và điều đó khiến tình báo Liên Xô lo ngại và tăng cường cài
điệp viên vào trong hàng ngũ của lực lượng này.