thông vận tải và Ejov, thực tế là điều hành toàn bộ công tác của Trung ương
Đảng. Stalin gặp Ejov thường xuyên hơn những người khác trong ban lãnh
đạo. Chỉ có một người nữa Stalin hay gọi đến gặp là Molotov - Thủ tướng
Chính phủ và là người thứ hai sau Stalin.
Theo chỉ thị của Stalin, Ejov dần dần tìm hiểu công việc của Cơ quan
dân ủy Nội vụ. Vốn tác phong thận trọng, Stalin không thích giao những
nhiệm vụ nào đó trực tiếp cho cơ quan an ninh, mà thích thông qua một
người nào đó giải thích và hướng dẫn cho an ninh phải làm gì và làm thế
nào. Trong những năm cuối đời Stalin, người đó sẽ là Beria, còn giữa
những năm 30, đó là Ejov.
*
Sau khi nhận được bức điện của Stalin gửi từ Sochi ngày 26/9/1936,
Matxcơva hiểu ý lãnh tụ và bắt đầu làm các thủ tục ra quyết định. Ejov vẫn
giữ nguyên các chức vụ Đảng (Bí thư Trung ương và Chủ tịch Ban kiểm
tra), nhưng Bộ Chính trị yêu cầu ông phải dành "90% thời gian cho công
tác ở Cơ quan dân ủy Nội vụ".
Lazar Kaganovich viết trong thư gửi cho Sergo Ordjinikidze: "Việc đề
bạt Ejov làm Dân ủy Nội vụ là quyết định sáng suốt của lãnh tụ - cha của
chúng ta đã được trong Đảng và trong nước nhất trí đón nhận. Với Ejov,
công việc chắc sẽ chạy tốt". Trong một bức thư sau đó ông lại viết: "Tôi
muốn nói thêm là công việc của đồng chí Ejov vẫn tốt đẹp. Đồng chí ấy đã
bắt tay vào việc một cách kiên quyết, theo kiểu Stalin".
Việc bổ nhiệm Dân ủy Nội vụ chỉ là giao thêm chức cho Ejov chứ không
phải thăng chức (các chức vụ Đảng của ông cao hơn nhiều). Nhưng Stalin
tìm thấy ở Ejov một người thừa hành siêu hạng. Ông là người từ ngoài
được cử về lãnh đạo Cơ quan dân ủy Nội vụ, không dính líu với ai, không
hàm ơn ai, khác với Yagoda đã bám rễ quá sâu vào mảnh đất an ninh, cho
nên chắc sẽ phải hành động tích cực hơn gấp trăm lần so với Yagoda. Còn
để lãnh đạo công việc của bộ máy Đảng, Stalin tìm được một người thông
thái hơn: đó là Georgi Maximilianovich Malenkov.
Tại hội nghị Trung ương cuối tháng 2 năm 1937, Ejov phát biểu: