trận đánh, chỉ cần vài tên gián điệp ở đâu đó trong Bộ tham mưu thậm chí ở
cấp sư đoàn lấy cắp kế hoạch tác chiến đem cho địch là đủ".
Vì thế mà phải dọn dẹp nguy cơ của "đội quân thứ năm" trước chiến
tranh. Stalin và Bộ Chính trị nhớ rằng trong thời gian nội chiến, chính
quyền Xô viết đã ngàn cân treo trên sợi tóc như thế nào, do vậy mà phải lo
trước. Nội chiến, thanh đảng, đấu tranh với phe đối lập diệt Ku lắc, tập thể
hoá, toàn bộ những quá trình đó động chạm số phận hàng chục triệu con
người.
Trong tù, những người bị bắt sợ nói chuyện với bạn tù, vì đa số ai cũng
cho rằng mình vô tội, sợ bắt chuyện phải kẻ có tội thật hoặc kẻ trà trộn để
chỉ điểm. Đa số cho rằng mình bị bắt oan, và tin rằng sẽ có ngày Stalin biết
được và sẽ giải oan cho họ. Nhiều người xin giấy bút để viết đơn, thư.
Những cố gắng để tìm cách cứu vớt ai đó đều rất ít khi thành công.
I.M.Gronski - Tổng Biên tập báo "Tin Tức" và tạp chí "Thế giới mới",
Tổng Thư ký Hội nhà văn và quan trọng hơn, có mối liên hệ với Stalin, đã
tìm cách cứu nhà thơ tài năng Pavel Nicolaevich Vassiliev bị bắt năm 1937.
Ông kể: "Khi Vassiliev bị bắt, tôi gọi điện hai ba lần cho Ejov, cuối cùng
cãi nhau. Tôi gọi cho Stalin. Đã diễn ra một cuộc nói chuyện gay gắt. Cũng
không kết quả gì. Thế là tôi đi gặp Kalinin, Mikoian, Molotov. Tất cả đều
muốn cứu Vassiliev, nhất là Mikoian. Nhưng đều không làm gì được cả. Và
nhà thơ xuất sắc đầy tài năng, có lẽ là lỗi lạc nhất sau Maiakovski đã bị hy
sinh oan uổng".
Stalin chắc phải ngán ngẩm lắm với những lời thỉnh cầu tha cho người
này, thả người kia. Tại sao cấp dưới thân cận của ông không hiểu được rằng
cần phải làm như thế? Rằng toàn bộ ý nghĩa của việc thanh trừng là ở tính
chất toàn thể và đại trà? Không có ngoại lệ! Hồ sơ được lập đối với tất cả
mọi người, kể cả các ủy viên Bộ Chính trị, và nếu cần, bất kỳ ai trong số
họ, bất cứ lúc nào, cũng có thể bị bắt và đặt câu hỏi: tại sao ông ta lại bị
bắt? - chỉ là thừa.
V.V. Ulrich, Chánh án Tòa quân sự của Tòa án Tối cao Liên Xô báo cáo
rằng qua hai năm Ejov làm Dân ủy Nội vụ, Toà đã tuyên án tử hình 36.514
người, bỏ tù 5.643 người - tổng cộng 42.157 người. Mỗi hồ sơ họ thường