CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 258

Thuyết cứu cánh giả tưởng

Một động cơ cứu cánh, như sự cố gắng trội hơn, là một động cơ bao hàm

cố gắng tiến đến một hay nhiều mục tiêu hơn. Các mục tiêu này có thể là
các mục tiêu tương đối đơn giản, cụ thể, rõ ràng (như trong trường hợp đứa
trẻ làm bài tập ở nhà để nhận được một viên kẹo hay một lời khen ngợi),
hay các mục tiêu có thể phức tạp hơn, mơ hồ và dài hạn. Adler quan tâm
đến chính các mục tiêu phức tạp này.

Adler đã phát triển khái niệm hóa mà hành vi con người chỉ có thể được

hiểu dưới dạng thuyết cứu cánh, tức là, chỉ bằng cách biết các mục tiêu cuối
cùng mà cá nhân đang cố gắng đạt đến, do đó các mục tiêu này hướng dẫn
và điều khiển hành vi của người đó. Khi phát triển học thuyết phấn đấu đạt
mục tiêu của mình, Adler đã tiếp nhận từ triết gia Vaihinger khái niệm thú
vị cho rằng các mục tiêu quan trọng là các lý tưởng hoàn toàn hư cấu mà
người đó phấn đấu hướng đến. Chúng thực sự không có thực, và quan trọng
hơn, cá nhân không có cách nào kiểm chứng tính hiệu lực của chúng. Mục
tiêu chỉ là một điều đã định sẵn, một niềm tin hay một lý tưởng mà con
người nắm giữ và con người hành động trên cơ sở của nó. Hãy xem các
mục tiêu được nói rõ hay được ngụ ý bằng các ý niệm như “Hãy làm việc
hăng lên và bạn có thể hoàn thành hầu hết bất kỳ điều gì”, hay “thất bại là
mẹ thành công”, hay “không phải điều mà bạn biết, song bạn biêt ai đó mới
là điều đáng kể”, hay “thật thà là cha quỷ quái”. Một cá nhân đã định sẵn
có thể thực hiện bất kỳ một hay nhiều mục tiêu này để hướng dẫn các khía
cạnh đó của hành vi. Nhưng về cơ bản, cá nhân không thể kiểm chứng
được tất cả được, và do đó, nó là hư cấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.