CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 420

Củng cố chính yếu và thứ cấp

Như trong các phương thức nghiên cứu khác, sự phân biệt được tìm thấy

giữa các tác nhân củng cố chính yếu (không được huấn luyện) và các tác
nhân thứ cấp (gồm một sự huấn luyện nào đó từ trước). Thông thường, tác
nhân củng cố chính yếu là sự kích thích thường có mối quan hệ trực tiếp và
được biết đến với động lực nào đó. Ví dụ, thức ăn và nước có thể có tác
dụng như là các tác nhân củng cố đối với các con vật đói (bị lấy đi thức ăn)
hay khát (bị lấy đi nước uống). Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn dùng ánh
đèn để củng cố một phản ứng ấn then chắn đối với những con chuột bị tước
bỏ nước uống, cần thiết phải làm cho ánh đèn có được các tính chất củng cố
giành được. Ánh đèn có thể trở thành một tác nhân củng cố giành được nếu
con chuột ấn vào thanh chắn làm cho ánh đèn đến gần hơn, và chỉ trong
một thời gian ngắn sau đó, nước uống được mang đến trong các dụng cụ
phân phối nước. Ánh đèn vẫn còn lưu lại một thời gian ngắn sau khi nước
đã được phân phối sau đó. Ánh đèn là tác nhân củng cố thứ cấp hay củng
cố có điều kiện.

Áp dụng vào nhân cách con người, nguyên tắc củng cố có điều kiện đảm

nhiệm ý nghĩa đặc biệt, vì chính qua nguyên tắc này các hình thức hành vi
lời nói (sự kích thích thuộc ngôn ngữ), phi ngôn ngữ của con người, và các
loại hành vi xã hội có thể trở thành tác nhân củng cố. Một đứa trẻ nếu trong
suốt thời kỳ thơ ấu chỉ nhận được các tác nhân củng cố chính yếu như thức
ăn, nước và sự đau đớn sẽ chỉ có được các hình thức về hành vi xã hội rất
hạn chế, và đạt được rất khó khăn. Mặc khác, cùng với các tác nhân củng
cố có điều kiện đã đạt được dưới hình thức khen ngợi và trừng phạt bằng
lời nói, cũng như các tác nhân củng cố xã hội, như nụ cười của người lớn,
đứa trẻ có thể có được nhiều hành vi ứng xử. Do đó, nhân cách được hoàn
thiện dễ dàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.