SỰ PHÁT TRIỂN TÂM SINH HỌC
Freud quan niệm mỗi cá nhân phát triển lệ thuộc vào ba tập hợp nhân tố
có tính nguyên lý: (1) những tác động mạnh mẽ có tính bản năng bẩm sinh;
(2) những giai đoạn phát triển có tính quyết định về mặt sinh học; và (3)
những ảnh hưởng của môi trường. Dù toàn bộ ba nguồn ảnh hưởng đều
quan trọng, nhưng nhân tố trung tâm trong quá trình phát triển của con
người, như thuật ngữ tâm sinh học ngụ ý, là bản năng giới tính. Quan niệm
này hình thành là việc giả định rằng sự phát triển diễn tiến từ tổng quát đến
đặc trưng. Việc tiến triển này mang ý nghĩa rằng trẻ con là sự ương bướng
đa trạng thái, đó là, chúng có thể tìm thấy niềm vui thích từ bất kỳ hoạt
động nào, trừ phi sự khuếch tán này, và những khả năng phản ứng dục tính
vô định hình trở nên tập trung một cách thành công trong một miền đặc thù
với thời gian trôi qua. Cuối cùng, toàn bộ hoạt động giới tính trở thành
thuộc hạ của vị giáo chủ nhục dục.
Khi một đứa trẻ trưởng thành, bản năng giới tính di chuyển từ một miền
này của cơ thể đến một miền khác, tạo nên sự kiện của một chuỗi các thời
kỳ. Mỗi thời kỳ được biểu thị bằng một vùng nhạy cảm tính dục căn bản và
tạo thành một miền trọng yếu cho việc thỏa mãn giới tính suốt trong thời kỳ
đó. Suốt những giai đoạn tiền dậy thì của quá trình phát triển tâm sinh lý,
đời sống giới tính của một đứa trẻ thể hiện một “chuỗi những hoạt động
độc lập của những bốc đồng có thành phần đơn độc và mỗi cái tìm kiếm
khoái lạc trong một bộ phận cơ thể” (Wolman 1960, trang 231). Theo sơ đồ
này, sự phát triển tâm sinh lý có thể được chia thành ba giai đoạn: sinh lý
trẻ con (từ lúc mới sinh đến năm tuổi), khoảng thời gian tiềm ẩn, và dậy thì.
Sinh lý trẻ con có thể được chia tiếp thành các thời kỳ: miệng, hậu môn và
dương vật, đạt tới cao trào trong mặc cảm Êđip, “ tính lãng mạn gia đình”
trong đó đứa trẻ mong ước có những mối quan hệ thân mật với một người
khác phái trong cha mẹ và giấu giếm sự thù nghịch với người đồng phái
trong cha mẹ.