CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 138

được bản chất con người (sau thất bại trước đó). Giai đoạn này, ông xuất
bản tác phẩm Lý giải về những giấc mơ (1900/1938). Lúc này, Freud không
chú trọng nhiều đến khái niệm bản ngã nữa mà tập trung vào tầm quan
trọng của những giấc mơ, hệ thống thúc đẩy vô thức của xung động bản
năng và khái niệm về sự bảo vệ.

Vào khoảng năm 1923, Freud đã xuất bản tác phẩm Bản ngã và xung

động bản năng (bắt đầu giai đoạn thứ ba trong sự nghiệp của ông). Tác
phẩm này và trong những bài viết sau đó, Freud đã mở rộng khái niệm bản
ngã và thiết lập nên tính quan trọng trung tâm của nó trong cấu trúc tâm
linh. Ông không xem bản ngã là một cấu trúc tâm linh. Ông không xem bản
ngã là một cấu trúc tự do ý chí ngay từ khi mới sinh ra, mà nó tăng trưởng
và phát triển bên ngoài xung động bản năng. Năng lực bản ngã đạt được từ
xung động bản năng, bản thân bản ngã tượng trưng cho một hình thức bổ
sung của những cấu trúc xung động bản năng, và năng lực đó có được từ sự
tiếp xúc của môi trường. Trong học thuyết được phát triển vào 15 năm tiếp
theo, Freud đã nhận ra rằng bản ngã không hoàn toàn phát triển bên ngoài
xung động bản năng mà bản ngã có nội lực căn bản. Khuynh hướng phát
triển của ông ta ngày càng độc lập hơn và năng lực cơ bản của bản ngã đã
đạt đến cực điểm trong Phân tích cái hữu hạn và vô hạn (1937/1971a), một
trong những tác phẩm cuối cùng của ông. Đối với một số nhà phân tích tâm
lý (đặc biệt là Heinz Hartman, Anna Freud, và David Rapaport), Freud đã
bổ sung một nguyên lý quan trọng cho học thuyết. Đặc biệt, bản ngã trước
đây được xem là có chức năng vay mượn năng lực của xung đột bản năng,
giờ được nhìn nhận là có tự do ý chí nguyên thủy.

Freud không đảm nhận phần bổ sung quan trọng và chi tiết của khái

niệm bản ngã trong phân tích tâm lý, mà những nhà phân tích tâm lý lừng
danh phải chịu trách nhiệm đối với sự phát triển toàn diện của nền tâm lý
học bản ngã. Chúng tôi xin chọn hai trong số các triết gia làm đại diện. Đầu
tiên, Erik H. Erikson là người điển hình hơn hết. Học thuyết về sự phát
triển tâm lý của ông được thừa nhận rộng rãi như là một bước đột phá quan
trọng trong những năm 1970 và 1980. Triết gia thứ hai, Heinz Hartmann là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.