3
TÂM LÝ HỌC BẢN NGÃ
ERIK H. ERIKSON và HEINZ HARTMANN
Sigmund Freud mất năm 1939, ông để lại một tài sản quý giá là các học
thuyết và những phương pháp chữa bệnh. Tài sản này là cơ sở để hình
thành nên một trong những phần quan trọng trong nền tâm lý học thế kỷ
XX. Các tác phẩm của ông về thuyết phân tích tâm lý và những phương
pháp chữa bệnh vẫn còn ảnh hưởng rộng rãi đến ngày nay. Tuy nhiên, các
tác giả đã bổ sung và phát triển những học thuyết của Freud theo nhiều
hướng khác nhau. Việc tập trung vào phân tích bản ngã là một trong những
nỗ lực to lớn, được nhiều người cho là chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Freud và
là một dòng chính trong nền phân tích tâm lý hiện đại.
Trong suốt những giai đoạn chính của sự nghiệp, Freud đã nghiên cứu về
sự phát triển, cấu trúc và chức năng của bản ngã. Giai đoạn đầu tiên phản
ánh tác động của sự xung đột giai cấp trong chính tư tưởng của Freud. Thời
thanh niên, Freud đã đấu tranh cho sự đề cao truyền thống con người với
quan điểm “con người có quyền tự quyết về chính những hành vi của
mình.” Quan điểm này được phản ánh trong tác phẩm Những nghiên cứu ở
Hysteria của Breuer và Freud (năm 1895/1937), sớm mở đường cho
khuynh hướng cơ giới hóa khoa học trong tư tưởng của Freud và ảnh
hưởng đến sự xung đột triết học. Năm 1895, Freud dốc sức tập trung vào
“Đề án” của ông để hình thành nên thuyết cơ giới và phương pháp tiếp cận
sinh lý học tâm linh để hiểu hành vi con người. Ông quan niệm bản ngã là
một loạt những ý tưởng dựa trên một chuỗi những cấu trúc sinh lý học (đó
là thần kinh học). Trong sự nghiệp của Freud, có lẽ đây là thất bại lớn. Sau
này ông thừa nhận nguyên nhân thất bại chỉ đơn thuần do không thể tự
động hóa được chức năng của bản ngã một cách toàn diện và trên cơ sở đó,
ông đã chi phối con người mà không cần ý chí.
Ở giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp của mình, Freud buộc phải chuyển
hướng hoạt động sang một phương pháp mang tính sinh lý học hơn để hiểu