của tâm thần. Ở giai đoạn này, sở thích bản ngã không phải là một phần của
nhận thức tức thời nhưng chúng có thể được đưa vào giai đoạn nhận thức
hay được dùng để điều khiển ứng xử khi không có quá trình nhận thức tức
thời hoạt động. Hartmann nhấn mạnh tiến trình sử dụng sở thích bản ngã để
điều khiển ứng xử như trên trong định nghĩa những hành động vô ý thức có
trước trong ý thức. Những nhà phân tích tâm lý ban đầu (có cả Freud) đã
nhấn mạnh một cách khai quát sự uyển chuyển về những chức năng của
bản ngã đối lập với bản chất tương đối ổn định của những bản năng trong
xung động bản năng. Hartmann đồng ý rằng nhiều chức năng của bản ngã
có tính linh hoạt cao và siêu thường, xuất hiện nhiều trong trạng thái ý thức
và thường điều khiển ứng xử của con người. Tuy nhiên, ông cũng khẳng
định những ứng xử được điều khiển bởi bản ngã sẽ trở nên hầu như không
linh hoạt và tự động trong bản chất. Những ứng xử như vậy cũng cần thiết
và có khả năng thích nghi được. Những ứng xử này (gồm nhiều sở thích
bản ngã) tồn tại như là những hành động đã trải qua thực tập ở mức độ cao,
nó sẽ trở thành những hành động vô thức có trước trong ý thức, do những
tình huống ngoại cảnh thích hợp tạo nên. Lái xe hơi, cỡi xe đạp và bơi lội là
những ví dụ vật lý cho loạt hành động này. Một khi đã được học hỏi một
cách toàn diện, chúng đòi hỏi cần phải có sự tham gia chút ít của lý trí đến
từng chi tiết. Ví dụ, những ứng xử có liên quan (như thắt dây an toàn, tra
chìa khóa vào bộ phận bật lửa, khởi động xe, trả số, thắng xe nói chung)
đều phải có ý thức của người tài xế tham gia chút ít.
Theo thuyết của Hartmann, những hành động vô thức có trước trong ý
thức biểu hiện cho sự tích tụ những phản ứng tâm lý phức tạp, hữu ích và
thích hợp được khơi dậy bởi những tình huống ngoại cảnh. Hoạt động có
tính thích nghi của những hành động máy móc đó ít đòi hỏi đến sức mạnh
tinh thần (có nghĩa là khả năng để thực hiện mục đích cũng ít hơn) và sự
chiếm chỗ của lý trí cũng kém hơn so với những khuôn mẫu ứng xử cần
thiết thường xuyên. Kết quả là, khả năng đó (gồm cả việc cố gắng để duy
trì sự chú ý) có thể được tập trung vào những ứng xử ít gặp phải và những
khía cạnh quan trọng hơn trong ứng xử. Hartmann tranh cãi rằng, một cá