Vô thức xã hội
Quan niệm của Jung về vô thức xã hội (cũng được gọi là vô thức siêu
ngôi vị hay phi ngôi vị) là một trong những phần đóng góp vào học thuyết
nhân cách, gây nhiều tranh cãi nhất. Nó gồm tất cả các kinh nghiệm được
tích lũy về con người từ thời trước khi có con người, cung cấp những điều
mà trong thực nghiệm thường được lặp đi lặp lại, đủ để cho phép Jung gọi
đó là những vết tích ký ức trên vỏ não. Trong tất cả mọi người nó đều đồng
nhất, phổ biến, và nội dung của nó không bao giờ ở mức độ nhận thức được
ý thức. Vô thức xã hội được mô tả là rất mạnh mẽ và có mặt ở khắp mọi
nơi đến nỗi bất kỳ sự lệnh hướng thô thiển nào ra khỏi nó, hay chi phối nó
quá mạnh đều có thể gây ra những sự dị thường trong tinh thần. Thí dụ, đứa
trẻ bị bỏ rơi là một sự lệch hướng về nhân cách, không phải vì luật pháp nói
thế mà vì điều đó tương phản với vô thức của mọi người. Một thí dụ khác
là, tình yêu của người mẹ vốn không được dạy dỗ bằng sự bắt chước hay
thí dụ mà được thừa hưởng từ quá khứ của chúng ta qua vô thức xã hội.
Khái niệm về vô thức xã hội là nguồn gốc bất đồng quan trọng giữa
Freud và Jung. Freud chủ trương rằng vô thức gồm có chất liệu bị thoái bộ,
đe dọa đến toàn thể bản ngã. Do đó, các yếu tố vô thức có lúc là có ý thức.
Mặt khác, Jung lưu ý rằng các bệnh nhân tâm thần (ông đã xem như bị vô
thức khống chế) biểu hiện ý nghĩ và hành vi hoàn toàn khác với những gì
mà ông xem là các tiến trình ý thức. Từ những điều quan sát này, ông đã
kết luận, vô thức phải chứa đựng một nguồn tư tưởng và ý niệm có nguồn
gốc khác với sự ức chế chất liệu có ý thức. Jung nhận xét (1954/1959):
Cả Janet lẫn Freud đều không có bất kỳ kinh nghiệm cụ thể nào về
bệnh tâm thần. Nếu họ có, sự thật sẽ làm cho họ chú ý là vô thức phơi
bày những nội dung hoàn toàn khác với nội dung của ý thức, quả thực,
nó kỳ lạ đến nỗi chúng ta không thể hiểu chúng. (trang 493)
Hơn nữa, ông lưu ý rằng “chất liệu vô thức” này hình như phô bày các
yếu tố thuộc một chủ đề nào đó. Các yếu tố thuộc chủ đề này rất phổ biến
đối với tất cả mọi người. Như thế, các yếu tố thuộc chủ để này rất giống với
nội dung của các giấc mơ, các chuyện hoang đường cổ xưa, và các nghi