Các cuộc nghiên cứu về thái độ và chức năng
Tất cả các quan niệm của Jung có ảnh hưởng rộng rãi, nhất là những thái
độ của ông về hướng ngoại, hướng nội và ở một mức độ ít hơn, nó có bốn
chức năng. Các cuộc điều tra nghiên cứu đầu tiên về thái độ, được tập trung
vào việc liên kết chúng với những thay đổi như giới tính, tuổi tác, sự điều
chỉnh sai lệch, và nghề nghiệp. Thí dụ, ông Marston nghiên cứu (1925) về
sự thay đổi giới tính đã báo cáo nam hướng ngoại nhiều hơn nữ 16%.
Downey (1926) đã thấy 52,6% nữ và chỉ 42% nam là người hướng ngoại.
Heidbreder (1930) đã báo cáo rằng tỉ lệ hướng ngoại của nam so với nữ là
1:07. Những nghiên cứu nhân khẩu học đó đã cung cấp một số lớn các dữ
kiện – thường được thu thập trong các điều kiện được kiểm soát kém – về
thái độ của những người theo học thuyết của Jung, những có ít thông tin
liên quan đến tính hiệu lực của học thuyết.
Hai bản tóm tắt giống nhau thu được các dữ kiện có liên quan nhiều hơn
là, Bản câu hỏi loại Tâm lý của Gray-Wheelwright (Gray 1947, 1948, và
1949; Gray và Wheelwright 1946) và Vật chỉ thị loại Myers-Briggs (Myers
1962). Cả hai công cụ đưa ra mức đánh giá phụ Hướng ngoại-Hướng nội
(E-I), Cảm giác-Trực giác (S-I), và Ý nghĩ-Tình cảm (T-F). Myers-Briggs
cũng đánh giá Sự phán đoán-Sự nhận thức (J-P). Các nghiên cứu với bản
câu hỏi Gray-Wheelwright có khuynh hướng tập trung vào những thay đổi
về tuổi tác và giới tính, nhưng hoạt động của hệ thống các loại hình thuộc
thái độ trong hôn nhân cũng đã được khám phá. Các nghiên cứu Myers-
Briggs đã điều tra bản chất lưỡng phân của các thái độ, liên kết cả thái độ
lẫn chức năng với nhiều loại khả năng, thông tin, nhân cách, và những biến
số điều chỉnh, chứng tỏ sự phóng khoáng và tầm quan trọng trong các quan
niệm của Jung.
Có lẽ, các nghiên cứu phân tích nhân tố của Eysenck (xem Chương 13)
đã hỗ trợ rất nhiều cho tầm quan trọng trong quan niệm hướng nội – hướng
ngoại. Eysenck đã khai thác nhiều bản tóm tắt về nhân cách để đánh giá sự
hướng ngoại – sự hướng nội. Ông đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, dùng cả
những biến số thuộc thực nghiệm và trắc nghiệm để xác định theo kinh