CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 32

Những đặc tính cấu trúc

Trong thảo luận về cấu trúc học thuyết, chúng ta đã nhấn mạnh đến

những đặc tính của một học thuyết lý tưởng. Nhưng không phải toàn bộ các
học thuyết nhân cách sẽ đạt đến sự lý tưởng này. Vì vậy, khi ta quan tâm
đến một số câu hỏi đặc trưng mà, có thể được hỏi trong việc đánh giá các
thuộc tính bản chất của một học thuyết đã có, sẽ rất hữu ích.

1. Ngôn ngữ dữ liệu

a. Học thuyết có ngôn ngữ dữ liệu hay không? Tức là, học thuyết có
một số những thuật ngữ khởi thủy chính xác được định rõ hay không?
b. Ngôn ngữ dữ liệu có tính trung lập, không bị ảnh hường từ các
thành kiến của nhà lý luận hay không?
c. Những thuật ngữ khởi thủy có được định nghĩa rõ ràng và dứt khoát
bằng việc tham khảo các thuật ngữ khác nằm ngoài học thuyết hay
không?

2. Những ý niệm lý luận

a. Những ý niệm có được phát biểu và định nghĩa một cách mơ hồ
không?
b. Những định nghĩa có tính thao tác hay chỉ là từ ngữ?
c. Nếu những định nghĩa thao tác không được cung cấp, thì những loại
thao tác được phát biểu hoặc ngụ ý để tạo nên những định nghĩa thao
tác có khả năng dẫn xuất một cách phổ biến không?

3. Những mệnh đề

a. Định đề có được phát biểu rõ ràng và dứt khoát hay là được suy
luận từ những lối viết tổng quát của nhà lý luận?
b. Những giả thuyết có được phát biểu một cách riêng biệt hay chúng
phải được dẫn xuất ra?
c. Định đề và giả thuyết được phát biểu có cung cấp những đặc trưng
trọn vẹn của mối quan hệ chức năng giữa những giá trị biến đã thành
lập học thuyết hay không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.