Các siêu nhu cầu, các giá trị B và sự tự thể hiện bản thân
Khi tất cả các nhu cầu khiếm khuyết đã được thỏa mãn đầy đủ, lúc đó cá
nhân sẵn sàng để các nhu cầu “cao hơn” thúc đẩy, các nhu cầu “cao hơn”
này được Maslow xem là các nhu cầu phát triển hay siêu nhu cầu. Mục đích
chung của siêu động cơ vốn đi cùng với siêu nhu cầu là sự nhận thức các
khả năng và sự phát triển tâm lý tiếp sau của cá nhân. Điều dó đạt được qua
việc theo đuổi các giá trị tối hậu. Maslow (1954b, 1955) xem mục đích
chung này là sự tự thể hiện bản thân.
Giống như động cơ khiếm khuyết, siêu động cơ có tính chất bản năng và
bù trừ. Đặc tính bản năng của siêu động cơ có nghĩa là chúng bẩm sinh và
là một phần của bản chất sinh lý con người. Kết quả là, cá nhân bị buộc
phải thỏa mãn các nhu cầu này một khi chúng trở nên thiết thực. Tuy nhiên,
trong các xuất bản phẩm sau này của ông, Maslow (1967b, 1967c, 1970)
cho là việc giảm bớt các nhu cầu khiếm khuyết là một điều kiện cần thiết
nhưng không đủ đối với siêu động cơ. Quan điểm của ông là, siêu động cơ
cần giống như một điều kiện tiên quyết, không chỉ sự thỏa mãn các nhu cầu
khiếm khuyết mà còn các nhu cầu cá nhân đã lập ra một tập hợp các giá trị
để sau đó, cá nhân phấn đấu đạt tới.
Maslow định rõ các giá trị này là các giá trị hữu thể hay các giá trị B.
Các giá trị này được xem là các giá trị tự bản chất (và do đó có tính chất
bản năng), là các giá trị tối hậu đặc trưng cho loài người. Chúng gồm có sự
thực, vẻ đẹp, sự tự túc, trong số 14 điều khác. Tầm quan trọng của những
giá trị này đối với cá nhân được siêu động cơ thúc đẩy là chúng dùng làm
các nhu cầu mà con người phấn đấu để thỏa mãn. Trên thực tế, thuật ngữ
giá trị B trở nên đồng nghĩa với siêu nhu cầu, khi người ta công nhận rằng
các siêu nhu cầu cụ thể là các giá trị B (Maslow 1962, 1967b).