Các nghiên cứu đã xác nhận sự liên quan của các trình tự củng cố có hiệu
lực với sự phát triển các hành vi xã hội. Ví dụ, Endler (1965) đã đem lại
những củng cố cho các nhóm sinh viên khác nhau để tuân theo một phản
ứng do một người khác thực hiện (một kẻ đồng lõa), đi lệch khỏi phản ứng
đó, hoặc duy trì trạng thái trung lập. Các đối tượng được củng cố cho sự
tuân theo hầu hết đều biểu lộ các phản ứng tuân theo; những người được
củng cố cho sự lệch hướng rất ít người biểu lộ các phản ứng tuân theo.