thế giới riêng tư, không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng suy nghĩ của bất
kỳ người nào khác và không một người quan sát nào có thể trải nghiệm một
cách chính xác như người đó. Khó khăn thứ hai là, hệ thần kinh của con
người không đơn giản chỉ thiết kế để có khả năng mô tả bằng lời các khối
lượng lớn thông tin phức tạp mà nó còn phải phản hồi chính xác sự hoạt
động của các hệ thống bên trong. Skinner tóm tắt điểm này một cách ngắn
gọn: “Để diễn đạt điều đó một cách thô thiển, sự xem xét nội tâm không thể
thích đáng hay toàn diện lắm vì các cơ quan trong cơ thể con người không
có dây thần kinh đi đến đúng chỗ” (1975, trang 44).
Phương pháp tự nhận thức của Skinnner có thể xây dựng theo nhiều cách
khác nhau. Lý thuyết có lợi ích đặc biệt là các thái độ của cá nhân được
quyết định bằng sự tự nhận thức của cá nhân đó. (Bem 1967, 1972). Thuật
ngữ lý thuyết quy kết, quan điểm quan trọng hiện thời trong ngành tâm lý
học xã hội này giả thuyết rằng cá nhân tự nhận biết các cảm xúc, thái độ, và
các tình trạng nội tại phần lớn bằng cách suy ra từ những quan sát trực tiếp
các hành vi công khai của chính mình hoặc các bối cảnh tình huống mà các
hành vi xảy ra, hoặc từ cả hai. Nếu các ám hiệu bên trong phối hợp với
những quan sát và thái độ ứng xử riêng biệt yếu ớt hay mơ hồ, cá nhân có ít
lợi thế hơn người quan sát bên ngoài và buộc phải dựa vào các ám hiệu bên
ngoài như là cơ sở cho việc suy ra các tình trạng nội tại.