luận kỹ lưỡng (Goldiamond 1965; Kanter 1965; Krasner 1962; Rogers và
Skinner 1956), tuy nhiên, các mối quan tâm vẫn chưa được giải quyết.
Hành vi ngôn từ và tiến trình tư tưởng. Skinner đã đề cập khá lâu đến sự
hiểu biết hành vi lời nói và trên thực tế, đã viết cả một quyển sách về đề tài
đó (Skinner 1857). Ông đưa ra sự phân tích hành vi bằng lời nói có hiệu
lực, dễ hiểu. Ông xác nhận tiếng nói được phát ra và sau đó nếu được củng
cố, có khuynh hướng được lặp lại. Vì thế, những từ, các cấu trúc câu, các
khía cạnh khác của ngôn ngữ, tư tưởng cơ bản được học và thay đổi qua sự
củng cố. Việc phân tích hành vi bằng ngôn ngữ có hiệu lực này ngay lập
tức là đối tượng trong bài phê bình của Chomsky (1959), có một tác động
cực kỳ rộng lớn. Làm việc từ một bộ phận quan trọng của các dữ liệu ngôn
ngữ, Chomsky lập luận rằng một ngôn ngữ không thể nào được học trên cơ
sở các chuỗi củng cố – phản ứng đơn giản do hệ thống Skinner đề nghị.
Theo quan điểm của Chomsky, ông chứng minh rằng hệ thống thần kinh
trung ương của con người được kết cấu để nó sẵn sàng chấp nhận và tổ
chức một loạt các quy luật có liên quan đến cấu trúc câu. Lúc đó, các quy
luật này sinh ra các câu như những định lý để các câu chưa bao giờ được
học hay được sử dụng trước đây có thể được phát biểu một cách dễ dàng.
Một phần do bài phê bình của Chomsky, học thuyết về hành vi bằng lời nói
của Skinner đã ít có ảnh hưởng.
Tính cân bằng thế năng. Phương thức nghiên cứu của Skinner cho rằng,
bất cứ kích thích nào được phân biệt rõ ràng cũng đều có thể được phối hợp
dễ dàng với mọi phản ứng trước tác nhân củng cố bất kỳ. Sự giả định này
có thể không được chú ý. Việc xem xét lại một cách tinh tế các bằng chứng
của Segliman (1970) đã đưa tới kết luận là, các loại riêng biệt vốn được
trang bị tốt để biết chắc chắn sự phối hợp kích thích – phản ứng – củng cố
hơn những sự phối hợp khác. Ví dụ: Lenneberg (1967) đã đề nghị là có thể
có một xu hướng bẩm sinh về ngôn ngữ, một quan điểm ủng hộ lập luận
của Chomsky (1959). Có lẽ bằng chứng đặc trưng rõ ràng của việc thực
hiện phản ứng ở chuột và chim bồ câu trong phòng thí nghiệm là nổi bật
hơn. Ví dụ: trong bối cảnh tạo điều kiện tránh thoát, chuột học rất nhanh