CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 457

phản ứng nhảy để tránh bị điện giật (Baum 1969). Tuy nhiên, huấn luyện
chuột ấn then chắn để tránh bị điện giật (D’Amato và Fazzaro 1966) lại cực
kỳ khó khăn, dù phản ứng ấn then chắn được huấn luyện dễ dàng khi có tác
nhân củng cố là thức ăn. Tương tự, hiện nay sự phối hợp giữa phản ứng
chim bồ câu mổ phím học tập theo truyền thống trong hộp Skinner, và thức
ăn là một tác nhân củng cố có thể bị ảnh hưởng theo di truyền. Brown và
Jenkins (1968) đưa cho chim bồ câu một phím có thể được chiếu sáng. Bất
cứ khi nào phím sáng lên, chim bồ câu nhận thức ăn trong một cái phễu, dù
chúng có mổ phím hay không. Tuy nhiên, chim bồ câu bắt đầu mổ phím và
tiếp tục phản ứng mổ dù sự thực là thức ăn không ngẫu nhiên lúc phản ứng.
Những nhà điều tra gọi tiến trình này là tự định hướng, vấn đề di truyền có
ảnh hưởng thêm nữa với nét đặc trưng của củng cố – phản ứng là tác động
để tránh bị điện giật ở chim bồ câu. Một số nhà điều tra đã cố gắng huấn
luyện chim bồ câu mổ phím để tránh bị điện giật hơn là kiếm được thức ăn.
Người ta thấy rằng phản ứng tránh mổ phím này cực kỳ khó khăn để tạo
điều kiện (Hoffman và Fleshler 1959; Rachlin và Hineline 1967). Khi áp
dụng vào con người, các kết quả như thế đã đưa ra giả thuyết là các nhà trị
liệu thay đổi hành vi và những người khác sẽ phải chọn lựa các cặp kích
thích – phản ứng – củng cố mà họ sử dụng rất cẩn thận, hoặc họ có thể
mong chờ rất khó khăn về việc thay đổi hành vi. Nói chung, một điều hiển
nhiên là, phương thức nghiên cứu của Skinner là một mô hình có ảnh
hưởng rất mạnh mẽ và to lớn trong cả hai lĩnh vực tán thành và chống đối.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.