ứng có hiệu lực gia tăng khả năng xảy ra phản ứng. Sự củng cố tiêu cực
khác xa với sự trừng phạt, đưa ra một kích thích chống đối sau khi một
phản ứng xảy ra.
Skinner coi nhân cách người lớn là một bộ sưu tập các hành vi được phát
triển qua các lịch sử củng cố đa dạng trong thời kỳ đầu cuộc đời mỗi
người. Ông nhấn mạnh tính không hiệu quả của sự trừng phạt như là
phương tiện kiểm soát hành vi phạm tội, đề nghị sự phát triển và sự thay
đổi hành vi xã hội được thực hiện tốt nhất qua việc sử dụng củng cố tích
cực.
Đa số các cuộc nghiên cứu do Skinner tiến hành và phần nhiều sự thuyết
phục theo chủ thuyết hành vi của Skinner hay chủ thuyết hành vi triệt để đã
đưa ra vấn đề các lịch củng cố: dù sự củng cố xảy ra trên cơ sở đều đặn,
liên tục hay gián đoạn. Những nghiên cứu được tiến hành với các đối tượng
thấp hơn con người đã chứng tỏ các lịch của chúng có tính phức tạp gần
giống với tính phức tạp của các tình huống trong đời sống thực tế của con
người.
Phương thức nghiên cứu có hiệu lực đã được áp dụng để cố gắng thay
đổi hành vi lệch lạc của con người. Phương pháp thay đổi hành vi này đã
trở thành một phần của phạm trù bao quát hơn là liệu pháp hành vi (gồm
các ứng dụng cá nhân và nhóm).
Mục đích cơ bản về khoa hành vi của Skinner là đưa ra sự kiểm soát trực
tiếp các hành vi cụ thể ở từng đối tượng, do đó lập ra một mối quan hệ nhân
quả trở thành cơ sở cho các quy luật khoa học. Theo quan điểm Skinner,
một ngành khoa học về hành vi phải tiến triển từ chỗ tương đối đơn giản
đến chỗ phức tạp hơn để xác định phạm vi mà các quy luật đã khám phá
vào một giai đoạn hay mức độ phức tạp đủ cho quy luật tiếp theo.