9
NHẬN THỨC, NHÂN CÁCH VÀ HÀNH VI
GEORGE KELLY
Được quan sát qua thấu kính của thước ngắm mạnh, tất cả kết luận hình
như quá rõ ràng: Các học thuyết như học thuyết của Miller và Skinner
không bao giờ có thể đầy đủ vì chúng không thể giải thích tư tưởng đã ảnh
hưởng đến hành vi như thế nào. Trên thực tế, chúng ta có thể kết luận một
cách hợp lý, nhược điểm chính của các học thuyết này là chúng không giải
thích các nhận thức phức tạp xảy ra như thế nào và các nhận thức này hiểu
rõ hành vi như thế nào. Vì thế, các nhà lý thuyết tất yếu sẽ dựng lên các
phương thức nghiên cứu nhắm đến một cách cụ thể việc trình bày các giả
thuyết liên quan đến sự ảnh hưởng hay nhận thức đối với hành vi.
George Kelly là triết gia đầu tiên trong số các triết gia này. Trên thực tế,
học thuyết của ông được phát triển trước khi tâm lý học đã bắt đầu xem xét
nghiêm túc khả năng tạo dựng các học thuyết nhận thức về hành vi, không
kể đến nhân cách. Ra đời tác phẩm của mình trong đầu thập niên 1950,
Kelly là một nhà tiên phong thực sự, bắt đầu một công việc mà những
người khác chưa nghĩ đến thậm chí chưa đến gần. Lúc đó, phương thức
nghiên cứu tâm lý học nhân cách phóng túng của ông đã trở thành tiền thân
của các học thuyết nhận thức hiện đại, mặc dù hoàn toàn khác nhau, nó đã
dẫn tới tác phẩm dựa trên các khái niệm của ông.
Như chúng ta đã thấy, nhiều học thuyết về nhân cách đề nghị một tập
hợp các khái niệm cấu trúc cụ thể xác định nhân cách. Freud có xung động
bản năng, bản ngã, và siêu ngã của mình, Rogers có tổ chức và bản thân,
Dollard và Miller có ý niệm thói quen. Hơn nữa, nhiều học thuyết trong số
các học thuyết này có thể được giải thích như gợi ý rằng một khía cạnh cơ
bản của hoạt động nhân cách là động cơ hay động lực trong bản chất. Ở
Freud, chức năng cơ bản của nhân cách là thỏa mãn các bản năng hùng
mạnh; Ở Rogers, nhân cách và hành vi được định hướng đến sự thực hiện