QUAN ĐIỂM HỌC TẬP XÃ HỘI
Bandura (1977a, 1986) đã tiếp tục phát triển khái niệm hóa học tập xã
hội về hành vi con người, vấn đề mà ông và các triết gia học tập xã hội
khác bỏ dở trước đây. Bandura cho rằng lý thuyết hành vi tương đối đơn
giản, máy móc không thể giải thích đầy đủ các hành vi phức tạp của con
người. Các lý thuyết đó có khuynh hướng không chú ý đến các nhân tố
quyết định hành về nội tại quan trọng, cho rằng học tập chỉ xảy ra khi các
phản ứng thực sự được thực hiện và hậu quả của chúng được trải nghiệm.
Quan điểm học tập xã hội về hành vi con người là sản phẩm duy nhất
không thuộc sự kích thích của môi trường cũng không thuộc các sức mạnh
bên trong. Nói đúng hơn, có một sự tương tác hỗ tương liên tục của các yếu
tố thuộc ngôi vị và môi trường. Các nhân tố quyết định này tương tác với
nhau để ảnh hưởng đến hành vi phức tạp của con người. Ngoài ra, Bandura
đã xác nhận rằng mọi người thực ra không cần thực hiện các phản ứng để
học tập chúng. Nói đúng hơn, đa số việc học tập qua kinh nghiệm trực tiếp
xảy ra một cách ủy nhiệm khi cá nhân quan sát hành vi của người khác và
học tập được qua quá trình quan sát này. Trong học thuyết này, phương
pháp thử và sai được thay thế bằng quan sát và chỉ dẫn.