Tự điều chỉnh và tính hiệu quả bản thân
Ý niệm cho rằng một hệ thống bản thân nội tại nào đó chủ yếu liên quan
đến việc quy định hành vi con người là trái với các phương thức nghiên cứu
hành vi của Skinner, Dollard và Miller. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, vai trò trung tâm của các tiến trình tự điều chinh trong học thuyết học
tập xã hội được đề cao.
Bandura (1977a, 1977b, 1978,1986) đã đề nghị là cá nhân có một hệ
thống bản thân ảnh hưởng mạnh đến hành vi. Hệ thống này không phải là
một tác nhân tinh thần như trong học thuyết của Rogers mà đúng hơn, là
tập hợp các cơ cấu nhận thức và các chức năng phụ của tri giác, sự đánh
giá, và quy định hành vi. Cụ thể hơn, Bandura đã đề nghị có một tiến trình
tự quan sát thực hiện theo sau là một tiến trình đánh giá dẫn tới sự tự phản
ứng. Sự tự phản ứng lần lượt ảnh hưởng đến hành vi và môi trường đem lại
phản hồi cho việc thay đổi hệ thống tự quy định. Điều này dẫn đến một
tương tác hỗ tương nữa.
Bản chất nhận thức của sự tự quy định trở nên rõ ràng hơn một chút khi
chúng ta xem xét khái niệm tính hiệu quả bản thân của Bandura (1977b).
Chúng ta đã thảo luận giả thuyết cho rằng một cá nhân cư xử một phần do
các kỳ vọng về mặt nhận thức. Trong số những kỳ vọng quan trọng nhất
thuộc kỳ vọng này là kỳ vọng về tính hiệu quả, tiêu biểu cho mức độ mà cá
nhân tin rằng mình có thể đạt được kết quả đáng mong ước trong một tình
huống riêng biệt.
Các kỳ vọng về tính hiệu quả do cá nhân nắm giữ tạo thành ý thức con
người về tính hiệu quả bản thân, ảnh hưởng đáng kể đến lựa chọn hành vi
của con người và kiên trì mô phỏng hành vi. Tính hiệu quả của con người
được nhận biết trong một tình huống định sẵn càng lớn bao nhiêu thì cá
nhân càng có thể đi vào tình huống đó bấy nhiêu và các nỗ lực sẽ được thực
hiện bền bỉ hơn.
Tính hiệu quả bản thân phát triển qua một loại học tập quan sát đặc biệt,
ở đó con người quan sát nhiều lần hiệu quả hành động của chính mình