số của sự hướng ngoại ở anh em sinh đôi cùng trứng nhiều hơn là những
cặp sinh đôi khác trứng. Điều này hỗ trợ cho học thuyết di truyền học. Việc
tái phân tích dữ liệu sinh trắc học phức tạp của Shield (1962) do Jinks và
Fulker thực hiện (1970) cũng đưa ra những bằng chứng rõ ràng về tính di
truyền đối với sự hướng ngoại, đồng thời kiểu di truyền của những người
sống nội tâm thì phụ thuộc vào ảnh hưởng của môi trường nhiều hơn. Một
bằng chứng khác cho thấy, di truyền ảnh hưởng lớn hơn tại những thái cực
của một thể liên tục trong hướng ngoại, cùng với những nhân tố môi trường
có nhiều ảnh hưởng lớn hơn đến những chỗ giữa của thể liên tục đó
(Eysenck 1976a). Tống quát hơn, bằng chứng di truyền về hành vi cho thấy
những ảnh hưởng của tính di truyền trên một loạt các phương diện nhân
cách. Ví dụ điển hình là nghiên cứu được Auke Tellegen và đồng nghiệp
của ông (1988) thực hiện. Họ đã kiểm chứng ba phương diện nhân cách –
tính đa cảm tích cực, tính đa cảm tiêu cực và sự thúc ép – ở những cặp anh
em sinh đôi cùng trứng. Bảng 12-3 cho thấy tính di truyền và môi trường có
sức ảnh hưởng đến tất cả ba phương diện ấy với những mức độ khác nhau.
Eysenck (1967, 1968, 1970) không cho rằng sự khác nhau giữa sự hướng
ngoại – sự hướng nội và những tác động về hành vi của những khác nhau
này là hoàn toàn được kế thừa. Ông cho rằng những cá nhân thừa hưởng
những đặc điểm sinh lý học và thần kinh như là những đặc điểm của
ARAS, hình thành nên căn cứ cho tỷ số E/l. Tỷ số được xác định mang tính
di truyền này có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ kích động đặc trưng của
mỗi người, mức độ này ảnh hưởng ngược trở lại khả năng của cá nhân
trong một chuỗi các lĩnh vực như sự tác động và ngưỡng cảm giác. Cá nhân
nào có ảnh hưởng sâu sắc nhất tại những mức độ kích thích môi trường khá
thấp (có nghĩa là những người sống nội tâm) thì được hiểu như những
người có khả năng phát triển những khuôn mẫu khác nhau về hành vi hơn
là cá nhân có sức ảnh hưởng sâu sắc tại mức độ kích thích môi trường cao
và không chú ý đến những kích thích cảm giác (người sống hướng ngoại).
Vì vậy, những khác nhau về sức ảnh hưởng, ngưỡng cảm giác và những
hiện tượng cơ bản khác tạo cho cá nhân sự tương tác qua lại một cách đa