Bản chất của con người
Câu hỏi mà các triết gia đặt ra về bản chất và khả năng của con người là
một câu hỏi khó trả lời (ngoại trừ trong những trường hợp rộng lớn nào đó).
Freud rõ ràng đã có quan điểm tiêu cực hơn, nhấn mạnh đến mặt thúc đẩy,
thoái bộ, lo âu, bất thường, tiêu cực của hành vi con người. Fromm có
chung quan điểm tiêu cực cơ bản với Freud, nhấn mạnh đến bối cảnh văn
xã trong đó nhân cách phát triển và cảnh cô đơn tuyệt vọng, biệt lập của
con người trong bối cảnh đó. Ở cực đối lập, chúng ta thấy những cố gắng
tích cực phát triển từ khuynh hướng hiện thực hóa của Rogers và động cơ
tự hiện thực hóa của Maslow đến nhân cách tương đối lạc quan của Allport.
Trong nhóm động lực tâm lý, Hartmann và Erikson đã đưa phân tâm học
hiện đại vào một quan điểm lạc quan hơn nhiều về bản chất con người,
nhấn mạnh đến những vai trò tương đối trọng yếu của sự nhân thức, thực
tại bên ngoài, sự hợp lý và khả năng của một phạm vi không có sự xung đột
trong đó phần lớn hành vi con người hoạt động. Dù xung đột có vai trò
trung tâm trong học thuyết của Horney về hành vi loạn thần kinh, ông cũng
nhấn mạnh rằng xung đột và hậu quả của nó có thể tránh được nếu điều
kiện xã hội đúng, đặc biệt trong gia đình.