CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 178

to be in place when market forces are allowed to work in the financial
system.

78. TỪ ÁP CHẾ TÀI CHÍNH ĐẾN TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH

Trong một thời gian dài, các nước đang phát triển thường can thiệp vào

khu vực tài chính bằng cách áp đặt những kiểm soát về mặt định tính hay
định lượng đối với các hoạt động của các tổ chức và thị trường tài chính,
chẳng hạn như kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng có chỉ định. Cách làm
này được gọi là áp chế tài chính.

Dựa vào những phân tích lý thuyết và thực nghiệm, một số nhà kinh tế

đã đi đến kết luận rằng áp chế tài chính dẫn đến mức phát triển tài chính
thấp hơn. Sự kiểm soát chặt chẽ lãi suất đi kèm với lạm phát thường dẫn
đến tỉ lệ tiền gửi âm, gây xói mòn qui mô nguồn vốn có thể cho vay. Do
vốn trong hệ thống tài chính chính thức không còn nhiều, các nhà đầu tư
phải dựa nhiều hơn vào việc tự xoay xở nguồn vốn. Đồng thời, các chương
trình tín dụng chỉ định kèm theo lãi suất ưu đãi cũng làm gia tăng sự phân
bổ vốn đầu tư sai lệch trên diện rộng và năng suất của vốn cũng thấp hơn.

Giải pháp cho những vấn đề trên như vẫn thường được đề cập, là tự do

hóa tài chính. Khi trần lãi suất được bãi bỏ, tiền tiết kiệm sẽ gia tăng và
hiệu quả phân bổ đầu tư trong thị trường tài chính cũng sẽ cải thiện.

Tuy nhiên, thị trường cũng thất bại trong tài chính. Lãi suất thực tăng do

tự do hóa tài chính có thể tạo ra những tác động ngoài mong đợi, như sự lựa
chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Thứ nhất, mức lãi suất càng cao, thì tỉ lệ người
có rủi ro đi vay càng lớn. Thứ hai, bất kỳ người đi vay nào cũng sẽ cố gắng
thay đổi bản chất của dự án để tăng độ rủi ro. Do đó, nhiều chính phủ đang
theo đuổi quá trình tự do hóa một cách vội vã và toàn diện đã phải hứng
chịu nhiều đợt khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.